Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu là một việc cần thiết trong ngừa và trị bệnh. Thông tin chi tiết có ngay trong bài viết sau đây.

viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. hiểu về phác đồ điều trị viêm tiết niệu sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong quá trình ngăn ngừa và chữa bệnh.

Nhiễm trùng hệ tiết niệu (hay viêm đường tiết niệu) là tình trạng vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu, bệnh được chia thành 2 dạng trên và dưới. theo đó, một người sẽ bị nhiễm trùng đường tiểu dưới khi vi khuẩn ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt và nhiễm trùng đường tiểu trên khi vi khuẩn xâm nhập bể thận, nhu mô thận.

I. Đại cương

Viêm đường tiết niệu không phải là một bệnh lý hiếm gặp, mà ngược lại, tỷ lệ bệnh nhân đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. nữ giới dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới do cấu tạo của bộ phận Sinh d*c, với tỷ lệ từ 20-40%.

II. Nguyên nhân gây bệnh

E.coli là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tiết niệu (80% trường hợp bệnh là do chủng vi khuẩn này gây ra). ngoài ra, một vài loại vi khuẩn gram dương (+) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như liên cầu khuẩn nhóm d, tụ cầu vàng (loại tụ cầu này thường gây ra các viêm nhiễm tuyến tiền liệt, áp xe thận và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật).

Một số yếu tố khác cũng khiến cho một người đang khỏe mạnh bị viêm đường tiết niệu, bao gồm:

    Có sỏi trong đường tiết niệu.

III. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng

1. Chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng

Dựa theo giải phẫu S*nh l* của đường tiết niệu, chúng ta có thể chia căn bệnh này thành 2 nhóm như sau:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Chỉ trạng thái nhiễm khuẩn của thận kéo dài tới miệng niệu quản, chủ yếu là ở nhu mô thận và thành của đài bể thận với các triệu chứng điển hình như sau:

    Sốt cao từ 39-40 độ C.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

Một người được chẩn đoán là bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới khi bàng quang, niệu đạo và kể cả bộ phận Sinh d*c của nam giới bị nhiễm khuẩn. bệnh có thể xảy ra ở các hình thái như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn cấp, viêm mào tinh cấp…theo đó, các triệu chứng của nhiễm khuẩn được xác định bao gồm:

    Viêm tuyến tiền liệt và tinh hoàn sẽ kèm theo sốt cao (39 độ C) nhưng viêm bàng quang cấp tính thì lại không kèm theo sốt.

Bên cạnh 2 chứng bệnh phổ biến trên, có nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn tiết niệu rất ít hoặc không có các biểu hiện lâm sàng. bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân được xét nghiệm.

2. Chẩn đoán qua các triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu:

    Bệnh nhân được xác định đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi số lượng bạch cầu ở trong nước tiểu >100/ml.

Xét nghiệm máu:

Khi bị viêm đường tiết niệu, kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy những thay đổi cụ thể, bao gồm:

    Hàm lượng bạch cầu tăng (đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính).

Chụp hệ tiết niệu:

Thủ thuật này chủ yếu là để phát hiện ra trong đường tiết niệu có sỏi cản quang hay không. chụp hệ tiết niệu sẽ được áp dụng đối với mọi nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu và nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát.

Siêu âm:

Kỹ thuật siêu âm giúp cho ra kết quả chính xác, thuận tiện, có thể thực hiện nhiều lần với giá thành thấp. siêu âm cho phép chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn đường tiểu, dị vật, khối u v.v…nếu có.

IV. Điều trị

1. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (viêm thận, bể thận)

    Điều trị kháng sinh mạnh bằng cách kết hợp 2 loại kháng sinh: 1 loại dùng thông thường qua đường uống và Gentamicin TB.

Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân cần được xét nghiệm nước tiểu.

2. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

    Uống nhiều nước hơn lượng nước thường ngày.

Trên đây là phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu mà bạn có thể tham khảo. tuy bệnh không gây thiệt mạng nhưng lại khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn sụt giảm đáng kể. mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với bác sĩ, những thông tin thuocdantoc.vn vừa cung cấp không thể thay thế cho điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phac-do-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY