Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay

Dựa vào mức độ nhiễm trùng, triệu chứng lâm sàng và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm xoang thích hợp với từng trường hợp.

viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng (viêm) ở các xoang cạnh mũi. dựa vào mức độ nhiễm trùng, triệu chứng lâm sàng và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm xoang thích hợp với từng trường hợp.

Nhận định chung về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý hình thành do các xoang cạnh mũi bị viêm – chủ yếu do nhiễm trùng. viêm xoang được chia thành 3 loại chính, bao gồm viêm xoang cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.

    Viêm xoang cấp tính (triệu chứng bùng phát dưới 4 tuần).

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây viêm xoang là do nhiễm virus. tình trạng nhiễm trùng xoang thường phát sinh sau khi bị cảm cúm. virus từ đường hô hấp trên sẽ xâm nhập vào niêm mạc xoang và gây sưng viêm ở cơ quan này.

Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể là hậu quả do lỗ thông mũi xoang bị bít tắc hoặc do mang nhầy lông chuyển bị tổn thương. những điều kiện này khiến chất nhầy ứ đọng trong xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng.

Những vi khuẩn phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng xoang bao gồm:

    Streptococcus pneumonia

2. Yếu tố rủi ro

Ngoài tình trạng nhiễm trùng, viêm xoang còn phát sinh do một số yếu tố khác:

    Trào ngược dạ dày thực quản

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất

1. Nguyên tắc điều trị

    Viêm xoang cấp tính: Chủ yếu điều trị nội khoa.

2. Mục tiêu điều trị

Mục tiêu chính trong việc điều trị viêm xoang là tiêu diệt vi khuẩn khỏi xoang mũi, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính.

3. Điều trị cụ thể

Sử dụng Thu*c kháng sinh

Hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang đều được sử dụng Thu*c kháng sinh. tuy nhiên các vi khuẩn gây xoang đang có xu hướng kháng kháng sinh. vì vậy cần thận trọng khi sử dụng Thu*c, đồng thời theo dõi biểu hiện để kịp thời thay thế loại Thu*c phù hợp.

Loại kháng sinh và thời gian sử dụng phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu bệnh nhân nhiễm Streptococcus pneumoniae cần cân nhắc khi dùng kháng sinh. Có khoảng 25% trường hợp đã kháng lại penicillin, sulfamethoxazole/ trimethoprim và macrolides.

Bên cạnh đó cần tìm hiểu quá trình dùng Thu*c của bệnh nhân trong thời gian gần. Nếu bệnh nhân từng sử dụng kháng sinh trong khoảng 4 – 6 tuần gần đây, cần cân nhắc để chỉ định loại Thu*c thích hợp.

Bệnh nhân viêm xoang có mức độ nhiễm trùng trung bình và không dùng kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây:

    Nên sử dụng Clavulanate/ Amoxicillin

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với beta- lactam, dùng:

    Người lớn: Doxycycline và Macrolide

Bệnh nhân viêm xoang có mức độ nhiễm trùng trung bình và đã dùng kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây, dùng:

    Amoxicillin/ clavulanate

Sử dụng Thu*c trong 72 giờ đầu tiên, nếu điều trị thất bại cần đánh giá lại chẩn đoán ban đầu và cân nhắc lại phương pháp điều trị.

Dùng Thu*c kháng sinh là biện pháp đáp ứng với hầu hết trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng (khoảng 80%).

Rửa mũi và sử dụng Thu*c xịt mũi

Bên cạnh liệu pháp toàn thân, việc điều trị tại mũi cũng là điều rất cần thiết. rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối S*nh l* giúp làm sạch dịch bên trong hốc mũi, giữ ẩm, làm dịu niêm mạc và giúp thông thoáng đường thở.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng Thu*c xịt mũi chứa corticosteroid nhằm giảm tiết dịch và cải thiện tình trạng sưng niêm mạc. tuy nhiên Thu*c xịt mũi chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng 3 ngày), dùng trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và khiến viêm xoang chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Các loại Thu*c xịt mũi không cần kê toa, bao gồm:

    Naphazoline

Các loại Thu*c xịt mũi cần kê toa:

    Triamcinolone

Sử dụng Thu*c xịt mũi thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc Thu*c. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chuyển sang dùng Thu*c cho lỗ mũi bên còn lại, đồng thời giảm tần suất sử dụng.

Dùng corticoid toàn thân

Nếu tình trạng viêm tại xoang mũi không đáp ứng với Thu*c xịt mũi corticosteroid, có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp corticoid toàn thân. Tuy nhiên chỉ nên dùng giới hạn và kiểm soát cẩn thận vì loại Thu*c này có thể ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

Guaifenesin là loại Thu*c làm tan nhầy và thông mũi đường uống. Loại Thu*c này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng ở mũi. Ngoài ra, có thể sử dụng Thu*c kháng sinh macrolide hay Thu*c kháng thụ thể leukotriene, vì những loại Thu*c này đều có tác dụng chống viêm và cải thiện triệu chứng.

Sử dụng Thu*c kháng histamine

Với bệnh nhân viêm xoang có phản ứng dị ứng, cần dùng Thu*c kháng histamine để làm ức chế hoạt động dị ứng của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn quá trình hình thành viêm ở niêm mạc xoang.

Tuy nhiên những loại Thu*c kháng histamine thông dụng đều có khả năng làm khô và tăng độ đặc của đờm khiến  quá trình dẫn lưu gặp nhiều khó khăn. Do đó khi sử dụng nhóm Thu*c này, có thể dùng thêm Thu*c thông mũi để tăng dẫn lưu.

Những loại Thu*c kháng histamine được sử dụng cho bệnh nhân viêm xoang:

    Loratadine

Phẫu thuật xoang

Phẫu thuật xoang được chỉ định khi điều trị kháng sinh trong 4 – 6 tuần, sử dụng corticoid tại chỗ và corticoid toàn thân không đạt kết quả như mong đợi.

Trước khi chỉ định phẫu thuật, cần khám nội soi và chụp ct để kiểm tra tổn thương tại niêm mạc xoang và phát hiện tắc phức hợp lỗ ngách. bệnh nhân có cấu trúc xoang dị thường và đã xuất hiện biến chứng chắc chắn phải tiến hành điều trị ngoại khoa.

Mục đích của thủ thuật ngoại khoa là làm thông mũi xoang, loại bỏ lớp niêm mạc gây tắc nghẽn và hỗ trợ dẫn lưu trong các xoang.

Khi thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ chỉnh hình lại vách ngăn mũi bị vẹo, có thể cắt bỏ các polyp trong mũi hoặc chít hẹp giải phẫu phức hợp tổ ngách.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật xoang mở nhằm sinh thiết xoang và mở đường dẫn lưu vào hốc mũi.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh những biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân viêm xoang cần thực hiện điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng.

    Xông mũi từ 2 – 4 lần/ ngày trong khoảng 10 phút để làm thông đường thở và tăng dẫn lưu.

4. Tiên lượng và biến chứng

Tiên lượng của viêm xoang cấp tính là rất tốt, có khoảng 70% trường hợp bệnh có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. với những trường hợp khác, việc sử dụng kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng nhanh chóng. chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng của bệnh lý này.

Một số biến chứng của bệnh viêm xoang:

    Viêm nhiễm ổ mắt: Là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang cấp, biến chứng này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Các loại viêm nhiễm ổ mắt thường gặp như viêm nhiễm mi mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, phù nề,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phac-do-dieu-tri-viem-xoang)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY