Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Phân biệt viêm phế quản do virus và vi khuẩn

Viêm phế quản (VPQ) là một trong những bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp trên rất thường gặp.

Phân biệt VPQ do virus và do vi khuẩn

Virus là nguyên nhân của 60-70% các trường hợp VPQ. Các loại virus thường gây bệnh là các chủng có ái tính với đường hô hấp trên như hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm hoặc Adenovirus. Bệnh thường biểu hiện nhẹ, tự thuyên giảm mà không cần điều trị đặc hiệu.

Vpq do thường ít gặp hơn, chủ yếu là do tình trạng bội nhiễm thêm trong lúc sức đề kháng đang bị suy yếu. các loại gây bệnh thường gặp như phế cầu, haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu,...

VPQ là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi.

VPQ là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi.

Do tác nhân gây bệnh khác nhau, biểu hiện vpq do virus và vpq do nhìn chung cũng có nhiều điểm khác biệt.

Triệu chứng VPQ do virus: Hay gặp trong mùa dịch cúm hoặc mùa đông xuân thay đổi thời tiết, tốc độ lây lan rất nhanh qua đường hô hấp hay tiếp xúc. Khởi đầu là các biểu hiện viêm long đường hô hấp trên rất rầm rộ, bao gồm ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt nước mũi, kèm theo đó bệnh nhân đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm trắng trong.

Triệu chứng VPQ do vi khuẩn: Có biểu hiện ban đầu tương tự như do virus kèm bộc lộ hội chứng nhiễm trùng. Bệnh nhân hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi và có thể đi kèm với sốt cao. Người bệnh ho khạc đờm mủ, đờm đục hoặc đờm màu xanh vàng.

Điểm khác biệt nữa của vpq do là bệnh lý này hoàn toàn không có khả năng tự thuyên giảm. thậm chí, nếu không điều trị tích cực ngay từ đầu, người bệnh dễ bị bội nhiễm, đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan và đôi khi nguy kịch đến tính mạng.

Việc điều trị hai bệnh cảnh của VPQ cũng hoàn toàn khác nhau. Trong điều trị VPQ do virus, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau và phòng ngừa bội nhiễm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến khích uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả để nâng cao sức đề kháng. Kháng sinh không được dùng trong trường hợp VPQ do virus. Bởi kháng sinh không trị được virus, trừ trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn. Với các trường hợp VPQ do siêu vi bị bội nhiễm mức độ nặng hay nhiễm trùng từ đầu với chủng có độc tính cao, phải nhập viện điều trị nội trú để được theo dõi sát diễn tiến bệnh, tránh xảy ra biến chứng.

Đối với điều trị VPQ do vi khuẩn, việc dùng kháng sinh là bắt buộc để khống chế và tiêu diệt vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh được lựa chọn ban đầu là beta-lactam hoặc quinolone hô hấp với liều lượng và số lần dùng trong ngày, số ngày dùng Thu*c cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Nguy cơ mắc các bệnh VPQ khi hút Thu*c lá là rất cao. Vì thế, cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là nói không với Thu*c lá.

Cần tích cực tạo cho mình sức đề kháng mạnh mẽ. Uống nhiều nước. Việc uống đủ nước sẽ hạn chế sự tắc nghẽn sung huyết, giúp đào thải các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin, các thực phẩm dễ tiêu hóa như bột mì, ngũ cốc, sữa, trứng gà... Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào cũng như không uống rượu bia, đồ uống có ga.

Để phòng bệnh VPQ tốt nhất, cần chăm sóc cơ thể đúng cách, giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối S*nh l*; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Người bị VPQ có đường thở rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng. Vì thế, cần hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng và môi trường ô nhiễm gây các bệnh đường hô hấp.

BS. Lê Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-viem-phe-quan-do-virus-va-vi-khuan-n180439.html)
Từ khóa: viêm phế quản

Chủ đề liên quan:

vi khuẩn viêm phế quản

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY