Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phân của trẻ sơ sinh: Thông điệp sức khỏe bé

Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Phân su có màu xanh đen, dính và sệt. Nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì bé đã tiêu hóa khi đang nằm trong bụng mẹ. Quá trình quan sát màu phân của trẻ sơ sinh, mẹ có thể nắm được tình hình sức khỏe của bé cũng như phát hiện một số bệnh trẻ em.

Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Phân trẻ sơ sinh khi bé bú mẹ

Sữa non của bạn, hay còn gọi là sữa đầu, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khoảng ba ngày bú sữa, phân của bé sẽ dần thay đổi. Phân sẽ:

    Màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.

Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, bé sẽ đại tiện bốn lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và hệ tiêu hóa của bé sẽ tự thiết lập chu kỳ thích hợp. Sau đó bạn có thể thấy rằng bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.

Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.

Chu kỳ đi ngoài của bé có thể thay đổi:

    Khi bạn cho bé ăn dặm

phân trẻ sơ sinh 3

Dựa vào quan sát, mẹ có thể biêt màu phân của trẻ nói lên điều gì

Phân em bé sơ sinh bú sữa ngoài

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, phân của bé có thể khác với khi bú sữa mẹ. Bạn có thể nhận thấy phân:

    Nhiều hơn so với phân của bé bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể được tiêu hoá hoàn toàn như sữa mẹ.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.

Phân trẻ khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức

Bạn có thể nhận thấy phân bé sẫm màu hơn và giống bột hồ hơn. Phân cũng nặng mùi hơn. Nếu bạn đang cho bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì hãy cố kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là trong nhiều tuần.

Điều này sẽ cho hệ tiêu hoá của bé có thời gian để thích nghi và giúp ngăn ngừa táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng và viêm ngực ở người mẹ. Khi con bạn đã thích nghi với sữa bình, bé có thể sẽ có một chu kỳ đại tiện hoàn toàn mới.

Phân khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì nội dung trong tã của bé sẽ có màu cam sáng.

Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi sự phát triển của trẻ sơ sinh thể hiện rõ rệt hơn. Bé có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.

Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân cũng sẽ đặc hơn, màu phân của trẻ sơ sinh sẫm hơn và bốc mùi hơn.

phân trẻ sơ sinh 2

Mỗi giai đoạn sơ sinh, bú mẹ hay ăn dặm, phân trẻ đều khác nhau

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và có chất nhầy hoặc màu lạ

Phân của trẻ màu xanh và lỏng

Đây là một dấu hiệu cho thấy bé có thể bị tiêu chảy nếu kèm theo một số tình trạng sau:

    Có hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân lỏng

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy có thể là:

    Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng xấu với loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.

Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé của bạn bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng vì rất có thể là do nhiễm trùng.

Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng.

Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé của bạn đã tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ qua, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ bị táo bón phân có máu

Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện. Đây là điều bình thường. Trẻ sơ sinh bị táo bón khi có các dấu hiệu như sau:

    Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.

Trẻ bú mẹ không thường ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm. Pha quá nhiều sữa bột với lượng nước quá ít có thể dẫn đến táo bón.

Luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa. Chắc chắn rằng bạn đã cho đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.

Táo bón cũng có thể gây ra bởi:

    Sốt

Đôi khi, trẻ lớn bị táo bón bởi vì chúng đang cố tránh bị đau. Ví dụ, chúng có thể bị một vết rách gần hậu môn (vết nứt hậu môn). Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Trẻ nhịn đại tiện và bị táo bón hơn nữa, những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi trẻ buộc phải đại tiện.

Luôn đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như có máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.

Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.

phân trẻ sơ sinh 1

Màu sắc phân có thể biểu hiện sức khỏe bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lượng đường có trong sữa hoặc lượng tinh bột có trong thức ăn dặm của trẻ. Đường không được tiêu hóa hết có thể gây ra kích ứng dạ dày, đường ruột trong khi đó, tinh bột quá nhiều trong khẩu phần ăn dặm có thể ảnh hưởng không tốt đến dạ dày khiến phân nhiều bọt, mùi chua.

Nếu như trẻ đi ngoài khoảng 3 lần trong ngày nhưng vẫn tăng cân đều là hiện tượng bình thường. Mẹ có thể dùng men tiêu hóa để hạn chế tình trạng này và  cân bằng chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh lá cây

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bé đã bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Bạn có thể nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:

    Nhạy cảm với một loại thức ăn

Phân của bé màu nhạt

Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đời. Hãy nói cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu bé của bạn bị vàng da, cho dù bệnh có vẻ sắp hết.

Cũng cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu phân của con bạn đi rất nhạt, hoặc trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hai tuần.

Trẻ đi phân đen

Phân trẻ chuyển từ màu xanh đậm sang màu đen nếu mẹ cho bé uống thêm sắt. Theo các bác sĩ điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

Phân trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng để mẹ biết được tình hình sức khỏe của bé như thế nào. Trong quá trình nuôi dạy con, mẹ nên quan sát và theo dõi cẩn thận khi bé có những biểu hiện không bình thường trong vài ngày liên tiếp nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc442cf76801b312036ed24)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY