Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phát động Chiến dịch Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn TPHCM

Sở Y tế TPHCM đã tổ chức Lễ phát động Chiến dịch Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn TP. Đây là một trong những hoạt động hướng đến Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2019 (ngày 15/6) và kêu gọi người dân chung tay diệt lăng quăng, diệt muỗi vằn phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Theo đó, Chiến dịch Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn TP năm 2019 có nhiều hoạt động như: tổ chức các đợt “Diệt lăng quăng, diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa, môi trường” tại các quận, huyện hàng tuần và tại các khu vực đang xảy ra ổ dịch sốt xuất huyết; cán bộ phòng chống dịch sẽ thường xuyên xác định và xử lý triệt để các ổ dịch lan rộng, kéo dài. Một trong những hoạt động quan trọng là huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể trong việc rà soát các điểm nguy cơ ở từng tổ dân phố, ấp tại địa phương; vận động người dân chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi trong chính ngôi nhà của mình.

Đợt cao điểm của Chiến dịch Phòng chống sốt xuất huyết tại TPHCM năm nay sẽ kéo dài đến hết tháng 6 và duy trì thường xuyên các hoạt động này đến hết năm 2019.


Dọn phế thải, diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết.

Ngay sau Lễ Phát động, Sở Y tế TP phối hợp các quận, huyện đồng loạt ra quân giám sát các điểm nguy cơ trong các khu dân cư và tuyên truyền cho người dân cách diệt muỗi, lăng quăng để phòng tránh sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP, thông qua giám sát dịch tễ trên địa bàn TP những năm qua ghi nhận, số ca bệnh sốt xuất huyết có khuynh hướng tăng dần qua các năm, trong đó năm 2018, TP có khoảng 28.000 người nhập viện và có 10 trường hợp Tu vong do sốt xuất huyết. Riêng 4 tháng đầu năm 2019, toàn TP có 20.758 ca sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp đã Tu vong.

Công tác Phòng bệnh sốt xuất huyết luôn được sự quan tâm của chính quyền, ngành y tế và các tầng lớp nhân dân TP. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu vẫn là chủ động diệt lăng quăng ngay tại chính nơi ở, nơi làm việc của mỗi người.

Hiện vắcxin phòng bệnh sốt xuất huyết chỉ mới được thử nghiệm tại một số ít quốc gia. Việt Nam vẫn chưa có vắcxin này. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là chủ động diệt loăng quăng ngay tại nơi ở, nơi làm việc.

Tăng cường diệt muỗi, diệt loăng quăng, đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, lật úp dụng cụ chứa nước khi không dùng đến...

Khi nghi ngờ và phát hiện bệnh, cần đến cơ sở y tế điều trị. Người bệnh thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.

Nặng hơn, người bệnh xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng... Nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến Tu vong.

Nguyên Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phat-dong-chien-dich-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet-tren-toan-tphcm-n157358.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY