Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Phật giáo nói gì về quyền động vật?

Trong việc đánh thức và cảnh báo về sự suy thoái môi trường và sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật.

>>Phật giáo và môi trường 

Trong Phật giáo, giết hại hay làm tổn thương chúng sanh được xem là bất thiện và về bản chất là thiếu đạo đức; vì, một mặt, giết hại hay làm tổn thương chúng là nghiệp xấu mà nó đưa đến những kết quả xấu ác cho kẻ gây ra sau khi ch*t, và mặt khác tất cả mọi chúng sinh khác đều sợ ch*t và muốn tránh khổ đau giống như chúng ta.

Một nền văn minh mà ở đó chúng ta giết hại và bóc lột những dạng đời sống khác để sống thì không phải là một nền văn minh của những con người có tâm thức khỏe mạnh.

Các ngành khoa học xã hội rõ ràng xem con người là siêu việt và sự thật của vấn đề là họ ít để ý hay không quan tâm đến lĩnh vực động vật không thuộc con người. Do đó, muông thú được mô tả như là cơ giới mà còn lâu mới được xem là những tác nhân hay chủ thể có quyền của riêng chúng, và chúng hầu như bị những nhà khoa học xã hội phớt lờ. Chúng và mối liên hệ của chúng với con người có khuynh hướng được xem như là không xứng đáng quan tâm ở trong khoa học xã hội. Do đó, những vấn đề liên quan đến lợi ích của động vật khó có mặt trong những khoa học xã hội mà ở đó động vật được xem như phần bổ sung của hệ sinh thái lấy con người làm trọng tâm.

Chúng ta cần hỏi chính mình câu hỏi trọng yếu về những việc làm khác nhau của con người với muông thú là có hợp lý về đạo đức và phương diện sinh thái hay không? (được xem từ quan điểm con người).

Bài liên quan

Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường 

Ngoài những động vật mà chúng đóng chức năng như những yếu tố sinh kế, có những động vật lại được sử dụng để phục vụ cho những mục đích không phải sinh kế con người, ví dụ như những đối tượng của tế lễ hay như những tô-tem. Động vật ở nơi tư cách này được phong cho ý nghĩa tôn giáo và với sức mạnh biểu tượng và ẩn dụ. Thêm nữa, những nhà nhân loại học đã tập trung vào những vai trò mà động vật đóng ở trong đời sống tôn giáo và nghi lễ của con người. Nhưng quan tâm của nhân chủng học vào những tô-tem động vật hay những biểu tượng động vật thì không bảo đảm cho việc chống lại một giải pháp xem con người là siêu việt. Hiện tại, chủ nghĩa xem con người là ưu việt trong những khoa học xã hội rõ ràng không bị thách thức. Lý do đối với điều này là quan điểm được hiểu chung rằng động vật tự chúng không cống hiến được thứ gì cả vì theo họ tính xã hội và văn hóa không tồn tại bên ngoài thế giới con người.

Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con người và động vật. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng động vật trải nghiệm những suy nghĩ và cảm xúc có ý thức, và bức tranh đời sống động vật như là sự hiện hữu không có ý thức là không thể đứng vững được nữa. Thật không còn tin được và lỗi thời khi xem những trải nghiệm tâm thức chủ quan như là lĩnh vực độc quyền của một loài hay thậm chí như lĩnh vực độc quyền của một số loài với não bộ lớn. Khả năng của động vật để phản ứng một cách thích hợp đối với những thay đổi hay thách thức minh chứng cho tính hợp lý hay sự hợp lý thực tiễn về những hành động của nó.

Bài liên quan

Biến đổi khí hậu môi trường là do lòng người chẳng thiểu dục tri túc

Phật giáo đã chế định những giới luật quan trọng mà chúng khẳng định rằng giết hại những chúng sanh khác là một sự vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản nhất của vũ trụ. Giới đầu tiên là cam kết tránh hủy hoại đời sống. Đây là một trách nhiệm đạo đức mà những người mới nhập đạo biết như một phận việc cốt lõi của đời sống tôn giáo. Xã hội đối với một Phật tử, do đó, không được xem trong nghĩa hẹp của xã hội loài người, mà ở trong nghĩa rộng hơn của một cộng đồng bao gồm tất cả những loài sống hay những chúng sanh khác.

Những Phật tử thời kỳ đầu chấp nhận quan điểm rằng tất cả muông thú thuộc về một lãnh vực mà nó thấp hơn lãnh vực của con người. Con người, mặc dù được thừa nhận là ở trong cùng một thể với những động vật khác, được xem là kiểu mẫu của những gì đời sống sinh học nên là. Một hệ quả của niềm tin này là rằng trạng thái của con người là vượt lên xa trạng thái của bất kỳ động vật nào khác. Điều quan trọng khác được đưa vào xem xét là niềm tin rằng bất kỳ vị trí hiện hành nào của chúng sanh trong vòng quay luân hồi đều được quyết định bởi luật nghiệp. Nói chung, động vật được hiểu là thua kém so với con người, một hệ quả của điều đó là niềm tin rằng sự hiện hữu của những động vật khác là bất hạnh, ít ra được so sánh với sự hiện hữu của con người.

Phật giáo không phân biệt muông thú và con người một cách rõ ràng như những tín ngưỡng Do Thái-Thiên Chúa giáo, và những vị thần Phật giáo thường được miêu tả trong hình thức muông thú. Một số lượng lớn những vị Bồ-tát muông thú là chứng cớ của điều này. Sư tử, bò, voi vẫn liên kết trực tiếp với Đức Phật.

Trong những giới luật của Luật tạng, giới không được sát sanh có thay đổi theo một cách thức đáng kể. Không được tước đoạt mạng người được liệt ở đây như là giới thứ ba của parajika (ba-la-di), loại phạm tội nghiêm trọng nhất, đưa đến bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn vì sự bạo lực của nó. Điều này phân biệt với sự hủy hoại đời sống chúng sanh không phải con người, mà nó được phân loại trong pacittiya (ba-dật-đề) ít nghiêm trọng hơn mà nó cấm Tăng sĩ sử dụng nước có chứa sinh linh làm rõ ràng ý định áp dụng luật chống lại sự hủy hoại đời sống ngay cho dù với côn trùng và những loại sinh vật đơn bào nhỏ nhất.

Bài liên quan

Tâm thức tốt đẹp thì môi trường cũng tốt đẹp

Đức Phật phê bình mạnh mẽ những thực hành tế lễ muông vật cũng như lấy săn bắn để tiêu khiển của vua chúa. Ngài không khuyến khích chiến tranh như một phương thức bình định bất đồng và chứng minh sự hoàn toàn vô ích của nó. Vấn đề này được mở rộng đến những sinh vật nhỏ nhất. Giới luật dành cho Tăng sĩ cấm chặt phá cây cối. Hủy diệt cây cối, đào đất… có thể được giải thích như một cảnh báo rằng những dạng đời sống nhỏ nhiệm có thể bị hủy diệt bởi những hành động như vậy.

Cần hiểu rằng, vị trí may mắn hiện tại của chúng ta là một con người chỉ là một trạng thái tạm thời, tùy thuộc vào nghiệp thiện quá khứ. Ta không thể tách mình ra khỏi cảnh khốn khổ của thú vật, khi chính ta đã trải nghiệm điều đó, giống như những muông thú đã trải qua những kiếp làm người. Thêm nữa, ở trong vòng luân hồi vô tận, mỗi chúng sanh đôi khi đã là một người bạn hay một người thân, và đã từng rất tốt với ta. Mang điều này trong tâm, ta nên quan tâm hơn đến muông thú và quyền sống của chúng.

Trích theo bài viết của Giáo sư K.T.S. Sarao (Trưởng khoa Phật học, Đại học Delhi, Ấn Độ)

Đăng Nguyên dịch

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/phat-giao-noi-gi-ve-quyen-dong-vat-d35424.html)

Chủ đề liên quan:

động vật phật giáo

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY