Chuyên đề hôm nay

Phát hiện sớm biến chứng đái tháo đường

Bệnh nhân cần thực hiện chế độ điều trị nghiêm ngặt, kiểm soát lượng đường huyết, cảnh giác phòng ngừa phát hiện sớm các biến chứng
Bạn hoặc người thân của bạn bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) xin đừng quá lo lắng về bệnh tật. Chúng ta cần xác định tư tưởng là phải "sống chung với bệnh", từ đó bình tĩnh chủ động kiểm soát đường huyết, khống chế bệnh tiến triển nặng cũng như các biến chứng nguy hiểm bằng các biện pháp sau:

Kiểm tra đường huyết: Kiểm tra đường huyết chặt chẽ là việc làm quan trọng nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ, giúp người bệnh sống chung với bệnh tiểu đường một cách chủ động. Bạn có thể đo đường huyết tại cơ sở y tế, hoặc bạn mua dụng cụ tự đo đường huyết tại nhà. Nếu hàng ngày bạn đo đường huyết tại nhà thì một tháng bạn nên kiểm tra lại một lần tại bệnh viện cho chắc chắn.


 Kiểm tra đường huyết để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

Đo huyết áp hàng ngày: Một số người bệnh ĐTĐ có thể rất thành thạo việc đo huyết áp, như thế rất tốt cho việc phòng chống biến chứng do tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao thường làm tổn thương các mạch máu lớn và nhỏ trong cơ thể. Sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường với tăng huyết áp là một "liên minh ma quỉ" sẽ dẫn đến hủy hoại mắt, tim, thận, não trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ là những mối đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đối với bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải điều trị hạ huyết áp, đảm bảo khống chế huyết áp dưới 130/80 mmHg, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít muối, không uống hoặc hạn chế uống rượu bia, đồng thời phải thực hiện việc tập thể dục đều đặn và lao động nhẹ nhàng.

Khám sức khỏe định kỳ: Ngoài việc kiểm tra đường máu đều đặn, tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt bệnh nhân ĐTĐ còn cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng ở mắt, tim, thận...

Khám mắt: Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ở mắt, nhờ đó có thể điều trị hiệu qủa các biến chứng về mắt. Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ nhưng lại không có điều kiện để kiểm tra thường xuyên đường máu, cholesterol trong máu, không đo được huyết áp thường xuyên cũng như không thực hiện việc khám để phát hiện các biến chứng ở thận thì người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt tháng một lần.

Khám răng lợi 3 tháng một lần: đường máu tăng cao sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó răng lợi rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Vì vậy bệnh nhân ĐTĐ cần khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh răng lợi như nha chu viêm, lở loét, áp xe lợi...

Chăm sóc đôi bàn chân: Bệnh ĐTĐ khiến cho đôi bàn chân có nguy cơ bị tổn thương cao vì làm tổn thương thần kinh ở bàn  chân, làm giảm cảm giác đau ở chân, nên khi có tổn thương bàn chân thường bệnh nhân không biết. Mặt khác ĐTĐ làm tắc nghẽn các mạch máu ở bàn chân, giảm dòng máu đến nuôi chân khiến cho các vết thương nhỏ ở bàn chân khó lành và có thể loét rộng, nhiễm khuẩn nặng.

Uống Thu*c aspirin hàng ngày: Bệnh nhân bị ĐTĐ uống aspirine hàng ngày sẽ giảm nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị cho mình để được hướng dẫn sử dụng và đảm bảo rằng aspirine an toàn đối với bạn như không gây viêm loét dạ dày, không ảnh hưởng đến máu đông, máu chảy.

Hạn chế tác động của stress: Khi bị stress làm tăng sản xuất một số hóc mon làm giảm tác dụng của insulin khiến đường huyết tăng cao, giảm sút kết quả điều trị, ăn uống kém, khó kiểm soát được đường máu. Stress kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm, nên bệnh nhân ĐTĐ cần hạn chế sự căng thẳng về tinh thần, tránh những cảm xúc đột ngột như giận dữ, buồn chán, thất vọng...

Bỏ Thu*c lá, Thu*c lào: Hút Thu*c lá, Thu*c lào dễ bị vữa xơ mạch máu làm hẹp lòng mạch, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quị, dễ bị các biến chứng về thận, thần kinh. Nếu bạn chưa hút thì không nên hút, nếu bạn đã nghiện thì phải kiên quyết bỏ Thu*c để dành lấy sự sống trước bệnh tật.

AloBacsi.vn
ThS. Minh Phát
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phat-hien-som-bien-chung-dai-thao-duong-n4737.html)

Tin cùng nội dung

  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY