Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Phát minh y học của “teen”

Tuổi trẻ tài cao. Nhiều phát minh ra đời của thiếu niên trên thế giới đã góp phần cải tiến công nghệ y tế, cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Phát minh có thể cách mạng hóa điều trị phóng xạ cho bệnh nhân ung thư vú

Vào một ngày năm 2016, cô bé 16 tuổi Macinley Butson đang ăn tối cùng gia đình ở Wollongong, Australia thì ba cô, một chuyên gia y tế bắt đầu nói chuyện về tác dụng phụ của điều trị phóng xạ đối với bệnh nhân ung thư vú. Chỉ một năm trước đó, một thành viên khác gần gũi với gia đình cũng bị chẩn đoán mắc ung thư vú.

macinley butson ra tấm áo giáp bảo vệ phụ nữ ung thư vú khỏi tác dụng phụ của điều trị phóng xạ khi mới 16 tuổi

Tự mày mò nghiên cứu, cô bé Macinley đã tạo ra một tấm khiên kim loại dễ uốn SMART dành cho bệnh nhân ung thư vú mặc khi họ phải điều trị phóng xạ. SMART viết tắt của Scale Maille Armour for Radiation Therapy (nghĩa là mảnh áo giáp dành cho điều trị phóng xạ). Tấm bảo vệ này sẽ che phủ phần tế bào lành, chỉ chừa lại phần ngực phải chiếu tia xạ, như vậy nó sẽ góp phần bảo vệ phần cơ thể không cần xạ trị.

Tấm áo giáp che phần tế bào lành, chừa lại phần cơ thể cần điều trị phóng xạ

Trong quá trình mày mò nghiên cứu, cuối cùng Macinley nhận ra rằng đồng là kim loại hữu hiệu nhất có thể hạn chế tác dụng của phóng xạ lên các tế bào khỏe mạnh. “Khi mới bắt đầu làm thí nghiệm, em cho rằng chì là tấm chắn tối ưu. Bởi chì được nhận diện là hình thức chắn tia phóng xạ tốt nhất. Nhưng rồi khi em nhận kết quả thí nghiệm, các nhà khoa học phản hồi đồng hiệu quả hơn 20% trên bề mặt da, em đã hết sức ngạc nhiên. Và rồi, em muốn mảnh áo giáp bảo vệ phải thật thuận tiện, dễ mặc, dễ sử dụng và có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân”. Tấm áo giáp SMART hiện nay là một mảnh vải chất lượng cao có gắn đồng.

Macinley Butson và tấm áo giáp bảo vệ phần cơ thể không cần điều trị phóng xạ cho bệnh nhân ung thư vú

Năm 2016, Macinley Butson trở thành người Australia đầu tiên giành giải tại Hội chợ Khoa học và Công nghệ Quốc tế Intel. Năm ngoái, Macinley được vinh danh là “Người Australia trẻ của năm của bang New South Wale”. Hiện giờ, ở tuổi 18 tuổi, Macinley hy vọng tấm áo giáp SMART sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân vào cuối năm nay.

Cô bé 14 tuổi phát minh ra băng cứu thương nano thay thế kháng sinh

Giải thưởng 3m young scientist challenge (thử thách nhà khoa học trẻ) 2019 của mỹ đã gọi tên nhà quán quân là một cô bé mới 14 tuổi với về y tế. giải thưởng này dành cho các em học sinh từ lớp 5-lớp 8 trên khắp nước mỹ với cơ hội giành được 25.000 usd và cơ hội làm việc với 3 cố vấn-nhà khoa học để biến ý tưởng của các em thành hiện thực.

Kara Fan với phát minh băng cứu thương nano

Cô bé kara fan là một học sinh lớp 8 đến từ trường trung học phổ thông mesa verde, san diego, california. cô bé 14 tuổi kara đã tạo ra công thức cho băng cứu thương chứa chất lỏng các phần tử nano thay vì băng có sẵn Thu*c kháng sinh để giảm sự tiến triển của “siêu rệp” kháng kháng sinh. Thu*c kháng sinh đã góp phần cứu mạng hàng triệu mạng sống, nhưng vi khuẩn kháng Thu*c đang là mối đe dọa lớn với nhân loại. kara fan cho biết hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh và vì vậy, băng cứu thương nano bạc lỏng nhằm để hạn chế tình trạng lạm dụng kháng sinh. kara fan chia sẻ ước mơ của em trong 15 năm tới là trở thành một nhà vi sinh học.

Những phát minh y học tuổi teen làm thay đổi thế giới

Trước đó, nhiều thiếu niên đã có những góp phần làm thay đổi thế giới. adeeb al-balushi (uae) mới có 9 tuổi khi ra chân giả chống thấm nước để giúp ông nội có thể bơi. ở tuổi lên 10, adeeb đã có 7 bằng sáng chế khoa học. những của em thường dựa trên những gì gia đình em cần, hoặc để giúp đỡ người xung quanh.

Adeeb Al-Balushi phát minh ra chân giả chống thấm nước khi mới 9 tuổi

Jack andraka (mỹ, sinh năm 1997) ở tuổi 15 đã ra thiết bị chẩn đoán sớm ung thư tụy, ung thư buồng trứng và ung thư phổi rẻ tiền, hiệu quả và không xâm lấn. đó chính là cảm biến phát hiện ung thư, sử dụng giấy lọc bọc nano carbon và kháng thể chống lại mesothelin. thông thường, nồng độ mesothelin dùng để kiểm tra sự hiện diện tế bào ung thư trong cơ thể người. các thí nghiệm của jack andraka được tiến hành tại trường y khoa john hopkins.

Samantha Marquez (cô gái đa chủng tộc có mẹ là người Venezuela mang cả dòng máu Lebanon và Pháp, bố mang dòng máu Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha) đã bắt đầu một dự án kể từ khi mới 11 tuổi, và kể từ đó bắt đầu hành trình tạo ra công nghệ mới Celloidosome có tiềm năng tạo ra mô cơ mới và sửa chữa các bộ phận cơ thể người. Samantha từng giành nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải nhất Olympic Vũ trụ Quốc tế ở Nga, giải nghiên cứu khoa học thần kinh của Mỹ.

Kenneth shinozuka, cậu bé gốc nhật đã được trang webmd bình chọn là một trong những người hùng về y tế. khi mới 15 tuổi, cậu bé đã ra “chiếc tất thông minh”, đó chính là thiết bị không dây gắn vào tất của ông nội mắc bệnh alzheimer để cảnh báo cho gia đình khi ông đi lang thang quá xa. còn krtin nithiyanandam, một cậu bé gốc ấn sống tại epsom, surrey, nước anh ở tuổi 14 đã tạo ra kháng thể có thể xâm nhập não và bám vào những protein chuyên biệt xuất hiện trong giai đầu của bệnh alzheimer. sự phát hiện sớm bệnh alzheimer sẽ giúp cho bệnh nhân được điều trị sớm, làm chậm lại tiến triển của bệnh.

Joshua Meier hy vọng các tế bào gốc lão hóa có thể làm lão hóa tế bào ung thư

Joshua Meier ở tuổi 14 đã nhận diện ra các tế bào gắn với tiến trình lão hóa, có tiềm năng điều trị ung thư bằng cách làm lão hóa các tế bào ung thư. Khi 16 tuổi, cậu bé đã trở thành CEO của Provita. Là sinh viên trường ĐH Harvard, Joshua tiếp tục nghiên cứu tế bào gốc để tìm ra giải pháp chữa ung thư.

Nguyễn Vân

(theo AOL, Stem by Design, Young Scientist Lab)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phat-minh-y-hoc-cua-teen-n166783.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY