Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phẫu thuật có đáng ngại với người bệnh tiểu đường?

Bị một tình trạng nào đó bắt buộc phải phẫu thuật có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng nhất là khi bạn đang mắc những bệnh khác như bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa bệnh của bạn.
Chuẩn bị tốt trước phẫu thuật là cách tốt nhất để bạn có thể vượt qua cơn “ác mộng” này.

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sẽ giúp bạn có được kết quả phẫu thuật tốt hơn. Hãy duy trì đường huyết trong phạm vi được khuyến nghị. Chế độ dinh dưỡng tốt gồm protein chất lượng cao cũng quan trọng, protein là thành phần chủ chốt của quá trình liền vết thương. Nó có thể góp phần khiến vết thương mau lành hơn, giúp các mô ở vị trí phẫu thuật khỏe hơn và gia tăng khả năng chịu đựng trong khi phẫu thuật. Tập luyện cũng rất quan trọng, nó giúp cơ thể khỏe hơn để có thể vượt qua phẫu thuật và phục hồi. Nếu bạn không hoạt động nhiều, hãy tư vấn bác sĩ để bắt đầu tập luyện. Ngoài ra, tập luyện giúp kiểm soát đường huyết, giúp bạn liền vết thương nhanh hơn. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không nên quá căng thẳng về phẫu thuật. Vì cả căng thẳng về thể chất (phẫu thuật) và căng thẳng về tinh thần (lo lắng) đều có thể làm tăng hàm lượng đường huyết, điều này lại có thể cản trở quá trình phục hồi của bạn. Nếu bạn là người hút Thu*c hoặc uống rượu, hãy dừng lại ngay. Cai rượu có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn hàm lượng đường huyết và cai Thu*c giúp bạn hô hấp bình thường trở lại nhanh hơn mà không cần bình oxy hoặc máy thở.

Với những bệnh tiểu đường">người bệnh tiểu đường đang lên kế hoạch phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng cao và kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là cần thiết để có phẫu thuật an toàn và phục hồi nhanh. Dinh dưỡng tốt giúp vết thương nhanh liền và hàm lượng đường huyết bình thường giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết cũng giúp giảm số ngày nằm viện sau phẫu thuật.

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phau-thuat-co-dang-ngai-voi-nguoi-benh-tieu-duong-n127845.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY