Cây gỗ lớn. Rễ có nốt như các cây họ Đậu. Cành chia đốt, mỗi mấu mang một vòng cành nhỏ. Lá mọc vòng thành một bẹ ngắn, mang 6 - 20 vẩy màu nâu. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa được xếp thành hàng chồng chất lên nhau. Hoa cái bao bọc trong hai lá bắc, giảm thành một bầu 2 ô, chỉ còn lại một ô phát triển với 1 - 2 noãn. Quả thóc có cành bào tử 2 lá bắc rắn lại thành như một cái đấu.
Loài cây của châu Đại Dương. Ta nhập trồng làm cây giữ cát ven biển và cũng dùng làm cây bóng mát khắp các vùng đồng bằng.
Vỏ cây chứa 6 - 18% tanin. Còn có một chất màu là casnarin. Trong vỏ cũng có - gallocatechol, thường thấy xuất hiện cả - gallocatechol và - pyrocatechol.
Vỏ thân có tác dụng phát hãn (làm toát mồ hôi) và lợi niệu. Cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu. Rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi (chỉ hãn). Lá có tác dụng kháng sinh.
Ở Inđônêxia, người ta lại dùng vỏ chữa đau dạ dày, ruột, lỵ, ỉa chảy; lại dùng điều kinh, chữa bệnh khi thai nghén, bệnh tê phù và nhức đầu.
Ở Trung Quốc, người ta thường dùng vỏ thân và lá với những tác dụng như đã nêu; lá được dùng trị sán khí.
Ở nước ta, lá Phi lao được dùng xông chữa bệnh tổ đỉa và bệnh ngoài da, còn quả Phi lao được dùng để chữa chàm bìu dái.
Chữa chàm bìu dái: Quả Phi lao khô 300g, Tóc rối 20g, kẽm oxýt 10g, dầu Lạc hay dầu Dừa 50ml. Quả Phi lao và Tóc rối, đem đốt tồn tính, rồi nghiền nhỏ thành bột than mịn rồi trộn với kẽm oxýt, sau đó đổ từ từ dầu Lạc, đánh thành Thu*c mỡ. Dùng bôi hàng ngày, từ 8 - 15 ngày, có thể đến 20 ngày đối với bệnh trung bình và cấp tính, với bệnh mạn tính thì ít kết quả hơn.
Nguồn: Internet.