Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Phiên chợ đổi phế liệu lấy nông sản: Nhân lên ý thức bảo vệ môi trường

Những vỏ lon bia, bìa cát tông, chai nhựa… tưởng chừng là những phế liệu bỏ đi nay lại được người dân tận dụng mang tới phiên chợ phế liệu đổi lấy nông sản tươi ngon.

Nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn và lan toả thông điệp bảo vệ môi trường, một số gian hàng thực phẩm trên địa bàn hà nội đã tổ chức chương trình đổi phế liệu lấy thực phẩm.

Mô hình đổi phế liệu lấy thực phẩm thu hút đông đảo người dân tới mua hàng.

Ngoài việc bày bán rau củ, hoa quả, thực phẩm… phục vụ nhu cầu của khách hàng, phiên chợ này còn triển khai mô hình đổi rác từ vỏ lon, giấy bìa, sắt vụn để lấy thực phẩm. bảng giá cho mỗi loại phế liệu cũng như nông sản đều được niêm yết công khai theo đúng quy định.

Từ ngày phiên chợ đi vào hoạt động, đa số người dân cho rằng mô hình này giúp họ hạn chế được tình trạng tụ tập đông người và nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Vợ chồng ông Nguyễn Đắc Thy thường mua thực phẩm tại phiên chợ này thay vì đi vào các khu chợ dân sinh.

Có mặt tại phiên chợ nằm ở khu vực văn miếu, đống đa, hà nội từ 8h sáng, vợ chồng ông nguyễn đắc thy (81 tuổi, văn miếu, hà nội) đi bộ từ nhà ra đây để mua thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. trong lúc chờ vợ lấy thức ăn, ông thy cho biết, từ ngày có cửa hàng thực phẩm ở đây, cứ mỗi sáng sớm, vợ chồng ông thường đi bộ tập thể dục rồi tiện đường ghé vào đây để mua thực phẩm sạch.

“đây là địa điểm linh động giúp người dân có thể chọn mua thực phẩm một cách dễ dàng thay vị tụ tập đông đúc ở các khu chợ dân sinh như trước đây. giá của những loại rau, củ quả cũng rất phù hợp, không quá đắt. ở đây rất gần nhà nên 2 vợ chồng tôi có thể vừa đi bộ tập thể dục vừa có thể mua thức ăn cho bữa ăn hàng ngày”, ông nói.

Bà Mai tay xách nách mang những đồ phế liệu tới phiên chợ đổi lấy thực phẩm sạch.

Lỉnh kỉnh tay xách nách mang những đồ phế liệu từ nhà tới phiên chợ đổi lấy nông sản sạch, bà nguyễn thị mai (55 tuổi, văn miếu, hà nội) cho hay, bà rất thích cách thức vận hành của phiên chợ này. nếu như trước đây, bà thường vứt những lon bia, chai nhựa vào xó nhà hoặc thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị thì giờ đây bà có thể tận dụng nó để đổi lấy rau, củ quả một cách tiện ích.

Lượng phế liệu bà Mai mang tới tương ứng với 30.000 đồng.

Bà mai cho rằng, mô hình phiên chợ đổi phế liệu là nơi để bà tiêu thụ lượng phế thải thừa, từ ngày phiên chợ hoạt động gia đình bà không còn phải đau đầu nghĩ nơi vứt lượng phế thải. theo bà thanh, mô hình phiên chợ đổi phế liệu giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người đồng thời góp phần mang đến không gian sống xanh - sạch - đẹp.

“không chị vậy, phiên chợ còn là nơi để những lao công, người lao động nghèo có thể mua nông sản tươi ngon trong những lúc khó khăn, túng thiếu. họ hoàn toàn có thể nhặt nhạnh phế liệu để đổi lấy rau, củ quả cho bữa ăn hàng ngày”, bà mai chia sẻ.

Bà Thanh mang phế liệu ra phiên chợ để đổi lấy rau, củ quả cho bữa trưa.

Trước khi mang những lon bia, chai nhựa tới phiên chợ, bà nguyễn thị thanh (43 tuổi, linh quang, hà nội) đã chủ động phân loại các loại rác thành 2 bì khác nhau. theo bà, việc phân loại sẽ giúp quá trình cân đo đong đếm được nhanh hơn, chị cũng dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm so với bảng giá sẵn có.

Từ ngày biết đến mô hình đổi phế liệu lấy rau, bà thanh thường mang phế liệu từ nhà ra địa điểm này để quy đổi. bà cho rằng, những nông sản ở đây được nhập trong ngày vì thế sẽ đảm bảo độ tươi ngon nhất định. hơn nữa, trong lúc dịch bệnh khó khăn, cách làm này hỗ trợ được việc tiêu thụ thực phẩm cho bà con nông dân.

“hôm nay đến đây, tôi đổi một ít phế liệu lấy rau, trái cây và một vài quả chua về nấu bữa trưa cho cả gia đình. số phế liệu tôi mang đến quy đổi được 18.000 đồng, mua được như vậy là rất hợp lý", bà thanh vừa cho thực phẩm vào túi vừa nói.

Ông Trần Ngọc Tuấn đại diện đơn vị tổ chức gian hàng thực phẩm số 3 Quốc Tử Giám (Đống Đa, Hà Nội).

Trao đổi với pv báo đại đoàn kết online, ông trần ngọc tuấn, đại diện đơn vị tổ chức gian hàng thực phẩm số 3 quốc tử giám (quận đống đa, hà nội) cho hay: “mô hình đổi phế liệu lấy thực phẩm bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12/9 và nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người dân trên địa bàn. các đối tượng khách hàng không chỉ là những người dân sinh sống quanh khu vực mà rất nhiều người lao động tự do ở xa, công nhân môi trường cũng mang phế liệu đến đây để đổi lấy thực phẩm”.

Ông tuấn thông tin, hiện trên địa bàn thành phố hà nội có khoảng 20 gian hàng với đầy đủ loại thực phẩm thiết yếu. trung bình mỗi ngày sẽ tiêu thụ khoảng 6 tấn rau củ quả, nông sản, và 2 tấn gia cầm các loại.

“ngoài việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, những phiên chợ còn giúp người dân dẽ dàng mua thực phẩm những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp. vì thế, trong thời gian tới, mô hình phiên chợ đổi phế liệu lấy thực phẩm sẽ tiếp tục được doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị để triển khai.

Bên cạnh đó, các hoạt động ý nghĩa khác như đổi phế liệu lấy sữa và đồ dùng học tập tại các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc sẽ được xem xét cho đi vào vận hành”, ông tuấn thông tin thêm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/phien-cho-doi-phe-lieu-lay-nong-san-nhan-len-y-thuc-bao-ve-moi-truong-5669618.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY