Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phỏng nặng thêm vì sơ cứu sai

Bệnh nhân bị phỏng rất cần được sơ cứu ngay trước khi đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, nhiều cách sơ cứu sai lầm đã khiến thương tích trầm trọng thêm

Thay băng cho bệnh nhân phỏng tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương - TPHCM

Do sơ suất trong lúc giác hơi, anh X. bị phỏng cồn khá nặng. Vợ anh lấy kem đánh răng bôi vào vết phỏng theo kinh nghiệm truyền miệng mà chị biết được. Thấy bớt đau, anh X. yên tâm đến bệnh viện, không quên cầm theo tuýp kem để bôi thêm mỗi khi nóng rát. Khi nhập viện, anh tá hỏa vì được bác sĩ (BS) cho biết việc bôi kem đánh răng đã khiến vết phỏng nhiệt gánh thêm… phỏng kiềm, làm tổn thương sâu hơn, khó lành hơn.

Cẩn thận khi di chuyển

Ts-bs phạm trịnh quốc khanh, phó trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng bệnh viện cấp cứu trưng vương - tphcm, kể có một nam bệnh nhân bị phỏng nặng ở bắp chân do một hóa chất có tính kiềm gây nên. người nhà với chút ít kiến thức về hóa học vội vã bằng… giấm ăn vì cho rằng giấm là một acid, sẽ trung hòa chất kiềm và làm lành vết thương. hậu quả là bệnh nhân đau rát dữ dội, khi được chuyển đến bệnh viện thì vết phỏng nặng thêm nhiều do hóa chất gây phỏng chưa được rửa sạch lại bị “bồi” thêm acid và thời gian di chuyển quá lâu.

Bs nguyễn xuân thiện, thuộc khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng bệnh viện cấp cứu trưng vương, cho biết đã từng gặp nhiều trường hợp bệnh nhân phỏng bị lầm bằng kem đánh răng, xà phòng, nước mắm… và vô số hóa chất thông dụng khác, trong khi nguyên tắc rất đơn giản là dùng nước sạch để làm mát và làm sạch vết phỏng thì lại không áp dụng. có trường hợp phỏng toàn thân do lửa xăng mà người nhà quấn bệnh nhân bằng một cái mền khô rồi đưa đến bệnh viện. trường hợp này, ngoài việc phỏng sâu thêm, một số mảng da của bệnh nhân còn bị bong ra, dính chặt vào mền làm vết thương càng nặng nề. có trường hợp phỏng hóa chất, được sơ cứu bằng Thu*c bôi trị phỏng nhưng trước đó chưa rửa sạch hóa chất gây phỏng nên cũng không ngăn được vết thương tiếp tục nặng thêm trên đường di chuyển. “cũng nên cẩn thận khi di chuyển bệnh nhân phỏng. một số bệnh nhân được đưa vào bệnh viện bằng xe máy trong tình trạng vết phỏng không được che đậy. khói bụi trên đường dễ khiến vết thương nhiễm trùng. tốt nhất là nên băng ép vừa phải bằng băng vô khuẩn rồi đưa bệnh nhân vào trạm y tế gần nhất” - bs thiện lưu ý thêm.

Loại bỏ tác nhân gây phỏng

Theo các bs, điều đầu tiên cần làm khi phỏng là phải loại bỏ tác nhân gây phỏng khỏi cơ thể: cởi bỏ quần áo bị cháy hay dính hóa chất, tháo bỏ nhẫn, đồng hồ, nữ trang… sau đó, rửa trôi các hóa chất dính trên da và làm hạ nhiệt vùng phỏng bằng nước mát. nếu bị phỏng bởi hóa chất khô, cần nhẹ nhàng phủi sạch hóa chất bám trên da trước khi làm mát, để tránh hóa chất bị pha vào nước và gây nên các phản ứng hóa học bất lợi.

Thời điểm làm mát vết thương nên càng sớm càng tốt vì nếu quá 30 phút sẽ rất ít tác dụng. Thời gian ngâm rửa, làm mát có thể dao động từ 15 đến 45 phút, thường là cho đến khi hết đau rát, che phủ tạm thời vết thương bằng băng sạch (hoặc có thể dùng khăn, vải sạch thấm nước) rồi di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Đối với phỏng nặng, nên cho bệnh nhân uống dung dịch oresol (dung dịch thường dùng cho bệnh nhân tiêu chảy), trà đường, cháo loãng… để bù nước.

Bài và ảnh: Anh Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/bac-si-gia-dinh/phong-nang-them-vi-so-cuu-sai-2011082110295762.htm)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY