Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phòng ngừa chấn thương vai trong luyện tập thể thao

Thể dục thể thao là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Góp phần nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Chấn thương vùng bả vai thường gặp ở các vận động viên, người chơi thể thao. trong đó, vận động viên tennis (thường thực hiện những cú giao bóng mạnh), bơi lội (sải tay mạnh và liên tục), cử tạ (nâng vật nặng), cầu thủ bóng đá (thường xuyên xảy ra va chạm trên sân) thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. chấn thương vai thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ, giảm chức năng khớp vai...

Chấn thương khớp vai diễn tiến một cách “thầm lặng”, người bệnh thường chủ quan với những biến chứng, đôi khi nhầm lẫn với những biểu hiện mỏi cơ sau khi tập luyện thể thao. khác với người bị chấn thương gối, cơn đau thể hiện rõ ràng khiến người bệnh phải đến bệnh viện ngay; trong khi chấn thương khớp vai chỉ có cảm giác mỏi, tê sau bả vai.

Khi người bệnh cảm thấy cơn đau ngày càng nặng, đến mức không ngủ được, bị hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày mới đến bệnh viện thì vị trí chấn thương đã ở giai đoạn tiến triển; xảy ra những biến chứng như gai xương, viêm xương khớp thoái hóa, cứng khớp, co rút khớp… thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của vai, gây nhiều khó khăn đối với sinh hoạt của người bệnh

Để điều trị hiệu quả chấn thương khớp vai, người bệnh cần được chẩn đoán sớm, thực hiện đúng theo phác đồ điều trị khoa học. nếu chấn thương nhẹ và ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể được điều trị bằng các biện pháp không dùng Thu*c như chườm lạnh, tập vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt…

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid (corticoid) vào khớp vai để giúp giảm đau trong trường hợp ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các vận động viên không thể bỏ lỡ chương trình tập luyện, thi đấu. đối với chấn thương nặng, cần có sự can thiệp ngoại khoa.

Ths bs. dương đình triết - khoa chấn thương chỉnh hình bv đại học y dược tp.hcm khuyến cáo, chấn thương khớp vai xảy ra khi vận động vai nhiều, thường “ẩn mình” dưới những triệu chứng đau nhức thông thường, nên người bệnh hay sử dụng Thu*c giảm đau để tự điều trị. đó là một trong những sai lầm lớn, có thể để lại những hậu quả nặng nề, làm mất chức năng khớp vai, nguy hiểm hơn là suy giảm chức năng gan thận do dùng Thu*c. cho nên, người bệnh cần phải sử dụng Thu*c theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Đối với những người làm các công việc có nguy cơ bị chấn thương khớp vai, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: làm việc đúng tư thế; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách giúp xương khớp khỏe mạnh; chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp; thăm khám sức khỏe định kỳ. khi có các triệu chứng, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

- Luôn khởi động trước khi tập luyện. Việc không khởi động cẩn thận là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương vai khi chơi thể thao. Bỏ qua các bài tập khởi động còn khiến cho các khớp vai đau nhức, giảm hiệu suất khi chơi thể thao.

- Nếu bạn không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào trong một thời gian dài, hãy bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần cường độ và thời gian tập luyện. Tránh tập luyện với cường độ cao, đột ngột, dễ dẫn đến chấn thương.

- Tập đúng kỹ thuật đối với các bài tập nặng. Nếu cần, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của huấn luyện viên.

- Không quá gắng sức: Bạn là người hiểu rõ sức mình đến đâu, có thể nâng tạ ở mức nào, bơi được bao nhiêu mét. Hãy tôn trọng cơ thể bằng cách chơi vừa sức mình. Việc tập luyện quá sức có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng không chỉ ở vùng vai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-chan-thuong-vai-trong-luyen-tap-the-thao-n183357.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị và các bạn Các bài luyện tập đối với chỏm xoay.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY