Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Phòng tránh biến chứng đái tháo đường

Để phòng tránh biến chứng đái tháo đường, hãy kiểm soát đường huyết trong máu, ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên.
Bệnh đái tháo đường hiện nay khá phổ biến đang trở thành một bệnh mang tính chất xã hội, vì thế để giúp các bệnh nhân đái tháo đường tìm hiểu và tránh được các biến chứng có thể xảy ra của bệnh, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh.

Ở  người bình thường, thức ăn thuộc nhóm tinh bột khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành đường (glucose) và được hấp thu vào máu làm cho mức độ đường trong máu tăng cao. Lúc này tuyến tụy tiết ra một chất được gọi là insulin làm nhiệm vụ đưa đường trong máu vào các cơ quan như tim, gan, phổi, thận, não, cơ bắp để duy trì sự sống và hoạt động của con người, đồng thời giữ cho đường máu không cao.

Để phòng tránh biến chứng đái tháo đường, bạn hãy kiểm soát đường huyết trong máu, ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên.

- Giữ huyết áp và kiểm soát mức cholesterol máu, vì cao huyết áp và mức cholesterol cao có thể làm tổn thương các mạch máu. Khi các điều này cùng xuất hiện, chúng còn có thể dẫn tới cơn đau ngực, đột quỵ hoặc các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khác.

- Hãy kiểm soát tình trạng stress. Nếu bạn đang căng thẳng, các hormon của cơ thể có thể sản xuất để đáp ứng với tình trạng căng thẳng kéo dài; ngăn chặn việc insulin hoạt động bình thường.

- Bỏ hút Thu*c lá: Nếu bạn hút Thu*c, yêu cầu bác sĩ giúp bạn bỏ Thu*c. Hút Thu*c làm tăng nguy cơ bị các biến chứng của ĐTĐ.

- Khám sức khỏe và kiểm tra mắt định kỳ hàng năm

- Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm kiếm các biến chứng liên quan đến ĐTĐ bao gồm cả dấu hiệu tổn thương thận, thần kinh và bệnh tim... Bác sĩ chuyên khoa sẽ chăm sóc mắt cho bạn, sẽ kiểm tra dấu hiệu của tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

- Chăm sóc răng của bạn

- ĐTĐ có thể dễ làm bạn bị viêm lợi. Bạn hãy đánh răng đều đặn và định kỳ khám răng ít nhất 2 lần/năm. Tham vấn ý kiến bác sĩ nha khoa ngay lập tức nếu lợi của bạn bị chảy máu, màu đỏ hoặc bị sưng.

- Hãy quan tâm đến chân của bạn

- Đái tháo đường có thể dẫn đến bệnh lý bàn chân. Vì thế, bạn nên tự khám chân hàng ngày để kiểm tra tình trạng bàn chân, bảo vệ chân, tránh để chân bị trầy xước.

- Tất cả vấn đề trên cần làm một cách chủ động, chăm sóc ĐTĐ nằm trong tầm tay của bạn.


Theo Kim Hải - VTV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-tranh-bien-chung-dai-thao-duong-n5782.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY