Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội ung thư Đan Mạch có sự tham gia của hơn 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội từ năm 1964 đến năm 1999, và 210 phụ nữ bị ung thư vú từ năm 1990 đến 2003 vẫn còn sống tới năm 2005.
Những phụ nữ làm việc đêm nhiều dễ bị ung thư vú. Ảnh: Asiaone. |
Các nhà khoa học đã yêu cầu phụ nữ tham gia nghiên cứu làm một bảng khảo sát chi tiết liên quan đến thói quen làm việc, sử dụng Thu*c ngừa thai, việc dùng HRT (liệu pháp trị liệu nội tiết tố), thói quen tắm nắng...
. Người làm ca đêm từ 3 lần trong tuần trở lên và liên tục 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. Báo cáo cũng ghi nhận phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có tính chất khẩn cấp thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi bình thường.
Lý giải vấn đề này, đại diện nhóm nhà khoa học nói trên trang Onenewspage rằng việc thức khuya làm đêm sẽ phá vỡ "đồng hồ sinh học" và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Johnni Hansen cho biết, làm ca đêm 2 lần trong một tuần không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa phụ nữ thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm làm ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin của cơ thể trong khoảng thời gian từ 21h đến 8h sáng hôm sau.
Melatonin là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, có chức năng điều khiển chu kỳ thức ngủ đồng thời giúp ngăn chặn các khối u. Hàm lượng melatonin thấp tạo cơ hội cho khối u phát triển, vấn đề này thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.
Trên phương diện khác, bác sĩ Rachel Greig, thành viên Hội Breakthrough Breast Cancer cho biết: “Làm ca đêm không phải là nguyên nhân duy nhất, mà lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, chẳng hạn như không thường xuyên tập thể dục”. Vì thế ông khuyên để phòng bệnh, phụ nữ nên hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và chế độ ăn uống điều độ.