Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y

Chữa chàm môi bằng phương pháp Đông y không chỉ hiệu quả mà còn an toàn. Sử dụng các bài Thu*c uống, bôi ngoài, rửa bằng hằng ngày, giúp đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

bệnh chàm môi tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản như bạn nghĩ, đau khi mở miệng nói chuyện, đau khi ăn uống, kèm theo những con nhức ảnh hưởng không hề nhỏ đến giao tiếp. hiện có khá nhiều phương pháp điều trị chàm môi, một trong số đó là phương pháp đông y vừa an toàn vừa hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng.

Tại sao chữa chàm môi bằng phương pháp Đông y?

Với nền y khoa ngày càng phát triển, hiện có khá nhiều phương pháp điều trị chàm môi, người bệnh có thể lựa chọn như: phương pháp tây y, phương pháp đông y hoặc kết hợp cả hai phương pháp. phương pháp đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị chàm môi, dù tác dụng chậm hơn nhưng phương pháp đông y khắc phục được một số nhược điểm bên phương pháp tây y như:

    Áp dụng cho phần lớn đối tượng, an toàn khi dùng Thu*c cho phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú.

Tuy nhiên, người bệnh phải dùng Thu*c kiên trì, bền bỉ trong lộ trình dài hơn lộ trình bên phương pháp tây y, Thu*c không có tác dụng tức thì.

Trong phương pháp đông y sẽ có các bài Thu*c uống, Thu*c bôi ngoài, Thu*c ngâm rửa từ các thảo dược và dược liệu có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc có sẵn tại một số cửa hàng Thu*c bắc – nam. sử dụng các vị Thu*c như: sinh địa, sinh khung, kinh giới, bồ công anh, đẳng sâm, ý dĩ,… hoặc các nguyên liệu đơn giản như lá chè xanh, lá đinh lăng, ngải cứu, dưa leo, bột nghệ, sữa tươi,…

Phương pháp chữa chàm môi bằng phương pháp Đông y

Áp dụng phương pháp chữa chàm môi không những đem lại kết quả như mong muốn mà còn mang lại sự an toàn cho người điều trị. dưới đây là cách chữa bệnh chàm môi bằng phương pháp đông y cổ truyền:

1. Bài Thu*c uống chữa chàm môi

Một số bài Thu*c uống chữa bệnh chàm môi, người bệnh có thể lựa chọn một trong những bài Thu*c dưới đây để điều trị:

Bài Thu*c số 1 (Long đởm tả ca thang gia giảm)

Dùng hoàng cầm, khổ sâm, trạch tả, sinh địa, địa phu tử mỗi vị 12 gram cùng với long đởm thảo, chi tử xa tiền tử mỗi vị 8 gram. Đem tất cả các vị Thu*c trên sấy khô, thái nhỏ rồi tán thành bột mịn, cho thêm một ít mật để làm thành hoàn. Sử dụng 15 – 20 gram/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài Thu*c số 2 (Tứ vật hợp tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm)

Dùng 16 gram sinh địa; đương quy, bạch thược, xuyên khung, kinh giới, phòng phong, tỳ giải, ý dĩ mỗi vị 12 gram; hoạt thạch, trạch tả mỗi vị 10 gram cùng với thuyền thái và thông thảo mỗi vị 6 gram. Sắc một thang Thu*c trên để lấy nước uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Bài Thu*c số 3 (Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm)

Dùng ngưu bàng tử, liên kiều, hạ khô thảo, kinh giới, chi tử, đơn bì, huyền sâm, cát cân với liều lượng bằng nhau làm thành một thang. Đem một thang Thu*c với các vị Thu*c trên sắc đặc để sử dụng trong ngày. Đối với người lớn, dùng liều uống gấp 3 lần trẻ em.

Bài Thu*c số 4 (Nhị diệu thang gia giảm)

Dùng hoàng kỳ, hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, bạch tiễn bì, phú bình mỗi vị 12 gram cùng với thương truật và phòng phong mỗi vị 8 gram. Sắc một thang Thu*c trên và chia làm 3 phần uống mỗi ngày.

Bài Thu*c số 5 (Tứ vật iêu phong gia giảm)

Dùng thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi loại 16 gram; đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong, địa phu tử mỗi vị 12 gram cùng với khổ sâm, bạch tiễn bì, bạch tật lê mỗi vị 8 gram. Đem sắc một thang Thu*c trên để lấy nước dùng và chia đều thành 3 lần uống trong ngày.

Bài Thu*c số 6

Dùng đẳng sâm, huỳnh kỳ, sâm đại hành, củ kim cang mỗi vị 15 gram cùng với vỏ núc nác, bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh, phòng phong mỗi vị 10 gram. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống.

* Lưu ý

Sắc một thang Thu*c (trong các bài Thu*c trên) cùng với 3 chén nước sắc còn 1 chén đặc. Tiếp tục cho 3 chén nước vào để sắc sao cho một thang Thu*c sắc được 3 chén Thu*c để uống. Dùng Thu*c khi Thu*c đã được sắc cô đặc lại, Thu*c còn nóng, nếu nguội hãy hâm nóng lại trước khi dùng. Nếu chưa quen với việc uống Thu*c, chia Thu*c thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày, có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn.

Tùy cơ địa hay tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có các bài Thu*c khác nhau. Người bệnh không nên chọn bài Thu*c có chứa các vị Thu*c mà bản thân dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần có trong Thu*c.

2. Bài Thu*c bôi ngoài chữa chàm môi

Với các nguyên liệu dễ tìm, người bệnh có thể lựa chọn và thực hiện ngay tại nhà các bài Thu*c bôi dưới đây:

Dưa leo

Cắt trái dưa chuột thành từng lát mỏng (như miếng dưa để đắt mặt nạ), sau đó để trong ngăn lạnh của tủ lạnh 30 phút. Đắp lên môi bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, bởi dưa leo là thực vật lành tính.

Rau sam

Dùng một nắm rau sam đem giã nát, bỏ phần bã chỉ lấy phần nước cốt để bôi lên môi. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, có thể sử dụng trước khi đi ngủ.

Bột nghệ và sữa tươi

Dùng nửa muỗng bột nghệ trộn với 1 muỗng sữa tươi, tốt nhất nên sử dụng sữa tươi không đường. Khuấy đều để trộn hai hỗn hợp ấy lên đê tạo thành độ sệt nhất định rồi đem đắp lên vùng môi. Thực hiện liên tục, mỗi ngày 2 lần.

Lá sim

Rửa sạch một lắm lá sim bằng nước sạch, rồi đem sắc với nước sao cho cô đặc thành cao. Sử dụng một ít cao lên vùng môi bị chàm, sau khi cao khô tiếp tục bôi thâm một lớp mỡ gà trống. Thực hiện mỗi ngày 3 lần.

Hạt nhục đậu, mật ong và quế

Dùng một lượng hạt nhục đậu đem tán thành bột mịn rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1, cho thêm một ít quế, khuấy đều đến khi đạt độ sền sệt. Đắp hỗn hợp vừa làm được lên vùng môi bị tổn thương khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Bột gỗ đàn hương

Dùng một muỗng bột gỗ đàn hương trộn cùng với một ít nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Đem hỗn hợp này đắt lên vị trí bị chàm trên môi khoảng 10 phút rồi làm sạch bằng nước. Người bệnh thực hiện mỗi tháng 1 lần.

* Lưu ý

Người bệnh cần được vệ sinh sạch vùng môi bằng nước ấm trước khi bôi các hỗn hợp, sau đó rửa lại bằng nước và dùng khăn giấy hoặc khăn bông để thấm hết nước. Hạn chế nói chuyện hay ăn uống khi bôi Thu*c, người bệnh nên nằm hoặc ngồi thư giãn thả lỏng cơ thể.

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng các tinh dầu tự nhiên có độ ẩm cao để dưỡng môi hàng ngày như tinh dầu dừa, tinh dầu ô liu, tinh dầu bưởi,…

Người bệnh nên lựa chọn những dược liệu phù hợp, không dị ứng, không gây kích ứng da. Môi là vị trí khá nhảy cảm, vì vậy cần phải cẩn thận.

3. Bài Thu*c rửa chữa chàm môi

Lá trà xanh

Dùng một nắm lá trà xanh (hay còn gọi là lá chè xanh) rửa sạch hoặc ngâm với nước muối pha loãng. Nấu một lượng nước, khi nước sôi bỏ lá trà xanh cùng với một ít muối và tiếp tục đun đến sôi. Đợi nước nguội bớt, dùng một khăn bông mềm, sạch nhúm thấm vào nước và chà xát nhẹ nhàng lên môi bị chàm. Thực hiện lặp lại 10 – 15 lần.

Lá ổi

Dùng một nắm lá ổi nấu cùng với nước đến khi đạt được độ đậm đặc. Dùng khăn bông sạch bằng bông gòn thấm nước rồi chấm lên vị trí bị chàm trên môi. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.

Ngải cứu

Dùng 50 gram đinh lăng, 50 gram vỏ núc nác, 20 gram xà sàng tử, 10 gram kinh giới cùng với 5 gram phèn xanh. Đem tất cả các thảo dược trên nấu với 3 – 4 lít nước. Đợi nước nguội dần rồi dùng khăn bông thấm nước chấm lên dùng môi bị chàm. Thực hiện liên tục trong 5 ngày để đạt được kết quả nư mong muốn.

Đinh lăng

Dùng lá đinh lăng, lá kinh giới, lá mít, lá vông, lá hòe mỗi thứ 15 gram (tương ứng với một nắm tay), đem rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào nồi nấu cùng với nước. Thực hiện rửa vùng môi bị chàm mỗi ngày 2 lần.

* Lưu ý

Nên rửa sạch các nguyên liệu trước khi đem nấu nước để loại bỏ lớp cát, đất, bụi bẩn và có thể là vi khuẩn, nấm gây hại.

Sử dụng khăn bông, mềm hoặc bông gòn để thấm nước chà xát nhẹ nhàng lên môi bị tổn thương, thực hiện động tác nhẹ nhàng, cẩn thận những vùng vị viêm loét.

Kết hợp sử dụng các tinh dầu có độ ẩm cao để dưỡng môi hằng ngày.

Tùy theo cơ địa hoặc tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân sẽ có các bài Thu*c điều trị phù hợp. người bệnh có thể kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp điều trị cùng một lúc nếu cần thiết và buộc người bệnh phải kiên trì, không được rời khỏi lộ trình đột ngột. trong quá trình điều trị có thể gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên báo cáo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, bạn đọc có nhu cầu áp dụng phương pháp đông y để điều trị bệnh, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ, không được tự ý dùng các bài Thu*c khi chưa có chỉ định.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-cham-moi-bang-dong-y)

Tin cùng nội dung

  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY