Theo chi cục ds-khhgđ tỉnh quảng ninh, hiện chi cục có 12 cán bộ công chức và 1 hợp đồng. kể từ năm 2018, trung tâm ds-khhgđ tuyến huyện sáp nhập vào trung tâm y tế, thành phòng dân số, có từ 3 đến 6 biên chế. ở các xã, phường, thị trấn đều có cán bộ dân số hoặc kiêm nhiệm công tác dân số xã làm việc và chịu sự quản lý của trạm trưởng trạm y tế. nhằm nâng cao và chuẩn hóa chất lượng của đội ngũ làm công tác dân số, chi cục đã thường xuyên mở những lớp đào tạo ngắn hạn, tạo điều kiện cho cán bộ, cộng tác viên dân số tham gia học tập.
Thời gian qua, chi cục ds-khhgđ tỉnh đã tổ chức được 27 lớp tập huấn về các nội dung liên quan đến công tác dân số cho 1.528 lượt đối tượng là trưởng ban chỉ đạo công tác dân số cấp xã, trạm trưởng trạm y tế và cán bộ làm công tác dân số cấp huyện, cấp xã.
Hội lhpn tỉnh phối hợp với hội lhpn huyện đầm hà tổ chức tập huấn về công tác ds-khhgđ cho các cán bộ dân số, cộng tác viên dân số trên địa bàn huyện. ảnh: v.anh
Đồng thời, Chi cục cũng thường xuyên mở những lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân
Bằng giới tính khi sinh cho lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ dân số cấp huyện với 44 lớp thu hút sự tham gia của 1.980 lượt người. đối với lãnh đạo cấp xã, thôn, người có uy tín trong cộng đồng là 189 lớp với 7.875 lượt người được tập huấn. chi cục còn phối hợp với bệnh viện sản nhi quảng ninh tập huấn kỹ thuật sàng lọc sinh cho 30 học viên là các bác sĩ tuyến huyện.
Chị nguyễn thị huyền trang, cán bộ phòng dân số (trung tâm y tế tx quảng yên) cho biết: khi tham gia các lớp tập huấn do chi cục ds-khhgđ tỉnh tổ chức, chúng tôi đã thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ của những cán bộ dân số trong giai đoạn hiện nay. việc nâng cao năng lực chuyên môn là việc làm hết sức thiết thực, giúp chúng tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. những kỹ năng, phương pháp truyền thông qua các buổi tập huấn đã giúp chúng tôi dần thay đổi thái độ, hành vi của nhiều đối tượng đối với công tác ds-khhgđ.
Cán bộ dân số của trung tâm y tế huyện ba chẽ thực hiện tuyên truyền về công tác ds-khhgđ tại xã lương mông.
Ở những huyện miền núi, công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách về DS-KHHGĐ là việc làm không dễ.
Theo chị vũ thị hoa, cộng tác viên dân số xã quảng sơn (huyện hải hà): "trên địa bàn xã có 962 hộ dân sinh sống, phần lớn là đồng bào dân tộc dao. cả xã có 2 thôn, 10 bản, trong đó có những bản cách xa trung tâm xã đến hơn 10km. địa hình xa xôi, dân cư phân bố rải rác, cộng thêm thói quen ít giao tiếp nên việc phổ biến, tuyên truyền về các chính sách dân số đối với người dân ở đây còn khó khăn. vì thế, chúng tôi phải thực hiện phương châm "mưa dầm thấm lâu" để người dân ở đây nắm rõ về các biện pháp Tr*nh th*i an toàn, hướng dẫn người dân biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản... nếu không biết cách thuyết phục, tạo niềm tin cho họ, thì họ khó lòng mà làm theo. mặc dù, đối với những người làm dân số như tôi đều không dễ dàng, nhưng hầu hết ai cũng có sự say mê, trách nhiệm đối với công việc mình đang làm".
Với phương châm "đến từng ngõ, gõ từng nhà", đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số đã giúp người dân thay đổi nhận thức, hành vi và từng bước nâng cao chất lượng dân số. quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẽ đóng góp rất lớn tới việc ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số. thời gian tới, chi cục ds-khhgđ tỉnh quảng ninh sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, truyền thông cho cán bộ làm công tác ds-khhgđ các cấp. nội dung sẽ tập trung như: tổng quan về dân số, các phương tiện Tr*nh th*i hiện đại, kiến thức, kỹ năng về các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số.