Kinh tế xã hội hôm nay

Quy định mới về hoạt động từ thiện: Cá nhân chỉ là một mắt xích!

(PetroTimes) - Luật sư Lê Hằng (Công ty luật TAT Law Firm) khẳng định, cá nhân chỉ được “tham gia” với tư cách là một “mắt xích” trong hoạt động từ thiện, không toàn quyền quyết định các vấn đề quan trọng khi tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện từ thiện.

Chính phủ vừa ban hành nghị định 93/2021/nđ-cp ngày 27/10/2021 với các nội dung mới quy định mở rộng thêm đối tượng là cá nhân thực hiện hoạt động từ thiện. theo luật sư lê hằng (công ty luật tat law firm), việc mở rộng đối tượng thực hiện từ thiện là phù hợp để hoàn thiện các quy định về công tác từ thiện không còn phù hợp theo nghị định 64/2008/nđ-cp của chính phủ.

Luật sư hằng phân tích: theo nội dung nghị định 93 thì “cá nhân được làm từ thiện”. tuy nhiên, theo điểm h, điều 2 về đối tượng áp dụng là cá nhân chỉ được “tham gia” là một “mắt xích” trong hoạt động từ thiện mang tính cộng đồng này mà không toàn quyền quyết định các vấn đề quan trọng khi tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện từ thiện.

Như vậy, ngoài các đối tượng được áp dụng như nghị định 64/2008, chính phủ đã ghi nhận hoạt động từ thiện của cá nhân và mở rộng quyền của cá nhân khi nghiêm cấm các hành vi “cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối” nguồn đóng góp tự nguyện của xã hội để phục vụ công tác từ thiện.

Luật sư Lê Hằng - Công ty luật TAT Law Firm

Các cá nhân khi tham gia hoạt động từ thiện phải đảm bảo các điều kiện nhất định và thông qua cấp ủy ban địa phương để thực hiện công tác từ thiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với quy định mở tài khoản riêng tại Ngân hàng thương mại, Nghị định yêu cầu cá nhân phải mở tài khoản theo từng cuộc vận động, bố trí địa điểm tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian được phép tiếp nhận.

Các cá nhân phải “có biên nhận” các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật khi tiếp nhận từ cá nhân, tổ chức. Đây là quy định siết chặt đối với cá nhân mặc dù hơi khó khăn đối với cá nhân nhưng là cần thiết để minh bạch các khoản thu, chi sau này trong công tác từ thiện.

Bên cạnh đó, nghị định mới đã có các giải pháp để xử lý việc phân phối, sử dụng nguồn đóng góp từ thiện một cách hài hòa phù hợp.

Theo đó, quy định rõ mặc dù cá nhân là người tiếp nhận nguồn từ thiện nhưng ubnd xã là đơn vị chủ trì phân phối. quy định này nêu rõ tùy vào nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, cá nhân sẽ thông báo với ubnd cấp xã nơi tiếp nhận hỗ trợ để xác định phạm vi, đối tượng, mức và thời gian hỗ trợ, phân phối nguồn quyên góp được.

Trường hợp cần thiết thì phải liên hệ với UBND cấp tỉnh và có hướng dẫn cụ thể. ​Việc quy định rõ ràng hợp lý trong khâu phân phối như sau: “Chậm nhất trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với ban vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ, cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân”. ​

Tháng 3/2021, Tạp chí Năng lượng Mới cùng Báo Pháp luật Việt Nam và Nhóm thiện nguyện đang công tác tại Việt Nam Airlines vượt hàng trăm cây số trao 18 suất quà tại 2 xã Mường Sang và Tân Hợp (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng tiền và quà…

Về đối tượng để chi trong công tác từ thiện được nghị định nêu rõ đối tượng ưu tiên là chi cho người bị thương nặng, gia đình có người mất tích, chi phí mai táng, hỗ trợ lương thực thực phẩm nước uống, thu*c chữa bệnh cho gia đình khó khăn, hỗ trợ xây dựng nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy…

Đặc biệt là khuyến khích nguồn chi cho hỗ trợ mua sắm thiết bị, vật tư y tế, hàng hóa cần thiết để phòng chống dịch bệnh.

Nội dung chi hỗ trợ này cần được sự thống nhất với các tổ chức, cá nhân có đóng góp từ thiện. ngoài ra, nếu nguồn quyên góp còn dư ra sau khi chi thì cá nhân cần thống nhất đối với người đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng hoặc chuyển cho ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam các cấp để thực hiện an sinh xã hội theo đúng mục tiêu của công tác từ thiện đặt ra. ​

Bên cạnh nội dung quy định việc minh bạch công tác từ thiện khi cá nhân phải mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật theo từng đối tượng và địa bàn hỗ trợ.

Có một điểm chú ý trong nghị định mới là cá nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin khi được cơ quan thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật. ​như vậy, nghị định 93/nđ-cp mới thay thế nghị định 64/2008/nđ-cp của chính phủ trước đây về công tác từ thiện đã tạo hành lang pháp lý cho cá nhân được “tham gia” công tác từ thiện, mở rộng đối tượng cá nhân cùng chung tay với xã hội, cũng là nhân tố trong công tác thực hiện công tác từ thiện nói chung vì cộng đồng, đồng thời cũng quy định rõ quy trình thu chi và giải pháp phù hợp khắc phục những tồn tại trong công tác từ thiện. nghị định này đã đưa công tác tham gia làm từ thiện của cá nhân về đúng thực chất như nó vốn có.

Những quy định mới đều đáng được ghi nhận để bất cứ cá nhân nào cũng có thể thực hiện công tác từ thiện vì an sinh xã hội, nêu cao tinh thần đáng quý “lá lành đùm lá rách” truyền thống và thực hiện theo đúng khuôn khổ pháp luật. ​ ​

X.Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/quy-dinh-moi-ve-hoat-dong-tu-thien-ca-nhan-chi-la-mot-mat-xich-631332.html)

Tin cùng nội dung

  • Tự nhận mình là “cô đồng nát” chuyên đi xin sách cũ, chị Lan Anh dồn tâm huyết cho dự án lập những thư viện nhỏ, mong muốn từng bước thay đổi tư duy của trẻ em miền núi thông qua giáo dục.
  • (MangYTe) - Chiều ngày 22/4, PV ADZ đã đến tận nhà cô giáo Nguyễn Thị Nhung – hoàn cảnh trong bài viết “Số phận nghiệt ngã của vợ chồng cô giáo trường làng (giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam) để trao số tiền gần 30 triệu đồng của bạn đọc ADZ giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của cô.
  • Chàng trai Dương Quang Huy (SN 1986, trú tại Lý Thường Kiệt, Hội An, Quảng Nam) lúc nào cũng đau đáu nỗi niềm làm sao giúp đỡ được những phận đời bất hạnh, để họ có được niềm tin vào cuộc sống. Những chuyến đi của chàng trai ấy đã đem lại biết bao niềm vui cho những mảnh đời không may mắn.
  • Tiếng hát mang tâm hồn sinh viên y khoa đến với mọi nẻo đường, từ giảng đường cho đến những con đường từ thiện và hành trình chữa bệnh cứu người sau này.
  • Sáng 11/9/2015, tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Bình đã diễn ra Lễ tiếp nhận tài trợ Nồi cơm từ thiện do báo Sức khỏeĐời sống trao tặng cho người bệnh nghèo.
  • Xuất phát từ mô hình đang rất phát triển tại TP Hồ Chí Minh, quán cơm bình dân hỗ trợ người lao động nghèo với giá 1.000 đồng/suất đã có mặt tại Hà Nội. Những thực khách nghèo chỉ phải trả tượng trưng 1.000 đồng cho một bữa cơm trưa đầy đặn, nóng hổi.
  • Dạy cho trẻ giá trị của lòng từ thiện ngày càng quan trọng đối với nhân cách của trẻ
  • Như người ta vẫn nói : “Cho cần câu và dạy cách câu chứ không cho con cá”. Ai có thể gom tiền từ thiện cho cả cuộc đời anh?
  • Mangyte-Theo ThS.BS Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, số tiền các nhà hảo tâm và toàn xã hội giúp đỡ bé ngân đã lên tới hơn hơn một trăm triệu đồng đang được người tự xưng là bà ngoại bé Ngân quản lý là hoàn toàn sai với luật bảo vệ trẻ em.
  • Mấy ngày nay, dư luận xôn xao vụ việc 3 trẻ Tu vong trong chương trình phẫu thuật từ thiện cho trẻ em bị dị tật hở môi, hàm ếch do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ Cười (OSCA) thực hiện hôm 23/8 tại BV Quân Y 87 (tỉnh Khánh Hòa).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY