Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Rám má dùng Thuốc gì?

Rám má (melasma) thường thấy ở phụ nữ mang thai hoặc dùng Thuốc ức chế phóng noãn.
Gần đây khi soi gương em mới để ý thấy trên má mình có vết rám. Mặc dù vết rám ấy chưa rộng nhưng em thấy mất tự tin trước bạn bè. Có biện pháp nào để chữa không?

(Hải Dương)

rám má">rám má (melasma) thường thấy ở phụ nữ mang thai hoặc dùng Thuốc ức chế phóng noãn. Bệnh cũng có thể xảy ra ở cả nam và nữ mà không rõ có bất thường gì về nội tiết. Nguyên nhân còn chưa rõ ràng nhưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều là điều kiện thuận lợi xuất hiện rám má. Biểu hiện của rám má là các dát sẫm màu, ranh giới thất thường không rõ. Vị trí thường ở vùng gò má, môi trên, trán...

Điều trị hàng đầu là dùng các chất ức chế tổng hợp sắc tố như hydroquinon nồng độ 2-5%, các loại laser. Dùng ánh sáng trị liệu có hiệu quả thất thường. Đặc biệt quan trọng là phải tránh nắng, dùng kem chống nắng khi ra ngoài nắng. Ngoài ra có thể dùng tretinoin 0,05-1%, azelaic acid, dexamethason 0,1% dùng kết hợp, xen kẽ cũng có hiệu quả tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ram-ma-dung-thuoc-gi-15676.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .