Dinh dưỡng hôm nay

Rau câu: ngon, thanh nhiệt

Rau câu có vị mát, có tác dụng giải nhiệt. Đây cũng là vị Thu*c tốt cho đường tiêu hóa.

Rau câu hay rau ngoi,quỳnh chi(tên khoa học: Gracilaria) là một chi của Tảo đỏ(Rhodophyta), họ Gracilariaceae. Nhiều loại thuộc chi này được trồng ở nhiều nước thuộc châu Á, Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Thân cây rau câu dòn, đỏ hay hơi vàng. Có nhiều loại: rau câu chân vịt (Gracilaria crassa), rau câu thường (Gracilaria verrucosa). Rau câu được dùng làm thực phẩm do có nhiều iốt. Rau câu chỉ vàng là loài thực vật bậc thấp, chỉ mọc sâu trong vùng nước lợ, nhất là ở vùng ngã tư cửa biển.

Rau câu ta còn gọi là thạch, người Trung Hoa gọi là “thạch hoa thái”, sách Bản Thảo gọi là “quỳnh chi” hay “quyệt chi”, “kê cước thái” và chép: “… sinh ở ven biển, giống như san hô, có hai sắc đỏ và trắng, trên đầu cành có răng nhỏ, rửa nước gừng và dấm ăn rất giòn, hoặc nấu làm đường hổ phách, giải được chứng phù - nhiệt ở thượng tiêu”.

Rau câu là thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, nhất là chất khoáng. Có thể dùng ăn hàng ngày (độ 10g rau câu khô) bằng cách trộn gỏi, xào nấu, hoặc rang rồi xay, giã thành bột nêm món ăn. Trước khi dùng nhớ ngâm nước cho nở và làm sạch đất, đá, ốc…

Các ứng dụng của rau câu để trị bệnh:

Người nóng, đái buốt: dùng 1 nắm rau câu, rửa sạch, nấu nước uống thay nước trà. Uống liền vài ngày. Rất công hiệu.

Còi cọc ở trẻ em: dùng rau câu tươi hoặc khô, nấu với thịt heo, thịt bò cho trẻ ăn thường xuyên, hoặc nấu rau câu, lấy nước đó pha sữa cho trẻ uống rất bổ và mát.

Trẻ bị nóng nực nảy rôm sảy, mụn nhọt, biếng ăn: dùng loại rau câu đã chế biến thành thạch, nấu lên để đông, cho trẻ ăn với nước đường. Ngày nào cũng cho ăn như vậy trong suốt mùa hè, vô hại mà rất tốt, trẻ sẽ lặn hết rôm sảy, tiêu mụn nhọt.

Bướu cổ: ngày ăn vài lần xu xoa chế biến từ rau câu, ăn trong nhiều ngày liên tục sẽ khỏi.

Suy nhược thần kinh: trong trường hợp thần kinh suy yếu hay bị rối loạn chức năng, dùng khoảng 15g rau câu tươi, hoặc 30g rau câu khô nấu canh, hay nấu nước uống hàng ngày sẽ có hiệu quả.

Táo bón: theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, dùng từ 1 - 10g bột rau câu uống vào mỗi ngày, bột rau câu sẽ hút nước, phồng lên, làm cho cơ thể tích phân trong ruột lớn lên, gây một môi trường rất tốt cho trực trùng ruột phát triển; trực trùng này đóng vai trò rất quan trọng trong sự co bóp của ruột già, chữa trị có hiệu quả chứng táo bón.

BS. VÕ DUY NHÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rau-cau-ngon-thanh-nhiet-11161.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY