Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 12/1, Bắc Bộ chuyển sang rét khô nên không mưa, trưa chiều trời nắng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 16-18 độ C và sẽ còn được gia tăng trong những ngày tiếp theo đến 15/1.
Điều kiện thời tiết này thuận lợi cho người dân khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đúng dịp lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân.
Tuy nhiên, ngày 12/1, nhiệt độ thấp nhất về đêm ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn 8-11 độ C, vùng núi 5-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Phía Tây Bắc Bộ, từ ngày 13-16/1, trời không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét đậm trong ngày 13-14/1, sau trời rét, có nơi rét đậm. Từ đêm 16-17/1, trời rét đậm, rét hại kèm mưa, mưa rào rải rác.
Phía Đông Bắc Bộ từ ngày 13-16/1, đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại, riêng ngày 13-14/1, trời rét đậm.
Từ đêm 16-17/1, trời có mưa, mưa rào rải rác kèm rét đậm, rét hại.
Khoảng ngày 17-18/1 sẽ có thêm một đợt gió mùa đông bắc mạnh ảnh hưởng đến việt nam.
Sau ngày 20/1, vẫn có các đợt không khí lạnh tác động nhưng chủ yếu gây ra các đợt rét đậm, rét hại ngắn từ 2-3 ngày.
Theo sức khỏe đời sống, số lượng bệnh nhân nhập viện tại khoa cấp cứu và đột quỵ, bệnh viện lão khoa trung ương những ngày gần đây tăng đột biến, trung bình 50-60 ca bệnh/ngày – đa số là bệnh nhân nặng, có ca thở máy (trong khi trước đó chỉ khoảng 30-40 bệnh nhân/ngày).
Các bác sĩ cho biết, thời tiết rét đậm, nhiệt độ giảm sâu là nguyên nhân khiến cho lượng bệnh nhân tới cấp cứu và số ca bệnh nặng tăng đột biến. Các bác sĩ phải làm việc rất vất vả cả ngày lẫn đêm do người vào viện cấp cứu tăng liên tục theo từng giờ, từng phút.
BS. Nguyễn Danh Cường, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, với các trường hợp nhập viện, sau khi tiến hành cấp cứu ban đầu, một số trường hợp được giữ lại Khoa để điều trị, những ca diễn tiến xấu hơn sẽ điều chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, ca nhẹ chuyển về Khoa Nội chung. Dù việc điều chuyển diễn ra liên tục, nhưng số bệnh nhân trong Khoa Cấp cứu và Đột quỵ luôn cao bởi lượng bệnh nhân mới rất nhiều.
“Với người cao tuổi, phần lớn các cơ quan ở người cao tuổi đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi, đáp ứng của người cao tuổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn tính.
Ngoài ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, đối tượng có sẵn yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…), huyết áp dễ tăng vọt dẫn đến đột quỵ. Người cao tuổi thường đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém. Khi thay đổi môi trường đột ngột trong thời tiết lạnh, nguy cơ đột quỵ càng cao"- chuyên gia cấp cứu và đột quỵ chia sẻ.
Cũng theo bs. cường, khi trời lạnh sâu, nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt. một số người phải dùng Thu*c định kỳ điều trị bệnh mạn tính, nay có thể trì hoãn uống Thu*c, hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn. điều này dễ khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện tại, 1/3 số ca vào cấp cứu tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ là bệnh nhân đột quỵ, số còn lại do mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch. Lượng bệnh nhân tăng đột biến khiến áp lực của y bác sĩ cấp cứu cũng vì thế tăng lên. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ số giường bệnh, số Thu*c, trang thiết bị cấp cứu cho thời điểm khắc nghiệt này nên các bác sĩ luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc.
Để tránh hệ lụy xấu với sức khỏe khi trời trở lạnh sâu, BS. Cường khuyến cáo, người cao tuổi nên đảm bảo đủ ấm, nhất là vùng đầu, mặt, cổ, ngực và chân. Tránh đi ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp, tránh dậy sớm, thức khuya. Nên duy trì tập thể dục, tuy nhiên trong thời tiết lạnh tốt nhất là tập luyện tại nhà.
Về thói quen ăn uống, cần ăn chín, uống sôi, ăn đồ ấm, chú ý uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ.
Ngoài ra, luôn giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Duy trì uống Thu*c đều, đủ, đúng giờ nếu có bệnh nền.
Với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính cần chú ý điều trị duy trì, thăm khám thường xuyên và có biện pháp dự phòng khi trời lạnh, nếu không nguy cơ tái phát đợt cấp rất lớn do sức đề kháng của người cao tuổi giảm, dễ nhiễm lạnh, viêm phổi.
Khi phát hiện sức khỏe có bất thường, cần tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn sớm nhất.
Người cao tuổi tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột như từ trong nhà ấm chạy ra ngoài lạnh vì nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ gây thay đổi về huyết áp có nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Các bậc cha mẹ, ông bà nên lưu ý giữ nhiệt độ chung trong phòng cho đủ ấm và mặc quần áo vừa phải và luôn luôn kiểm tra trẻ nhỏ.
Trời lạnh buốt, người dân vùng núi cần thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, cây trồng để giảm thiểu thiệt hại như sử dụng bạt và các vật liệu khác để che chắn chuồng trại, tận dụng nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, nguồn cỏ sẵn có để chế biến, dự trữ thức ăn tinh; kiểm tra, gia cố chuồng trại, đặc biệt là phía đón gió; di chuyển, tập trung đàn gia súc vào nơi kiên cố có che chắn...
Người dân cũng nên tích cực kiểm tra sức khỏe gia súc, bổ sung muối, thức ăn tinh trong khẩu phần, đặc biệt lưu ý bệnh hô hấp, cước.
Các trường học, nhất là tại các trường nội trú ở vùng núi cao hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời, dặn dò học sinh mặc đủ ấm, phụ huynh không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín, chủ động thay đổi giờ học theo tình hình thời tiết cụ thể tại từng địa bàn cụ thể.
Chủ đề liên quan:
gió mùa đông bắc người già người già nhập viện nhập viện nhiều người phải nhập viện Rét lạnh kéo dài trời lạnh