Dinh dưỡng hôm nay

Rối loạn cảm xúc theo mùa

Trong những tháng mùa thu và mùa đông, một số người mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm trong đó có thể xuất hiện từ từ hay đột ngột. Những triệu chứng này thường tiêu tan khi mùa xuân đến và thuyên giảm qua những tháng mùa hè. Với một số người, đây là một dấu hiệu cho thấy rằng họ mắc Rối loạn cảm xúc theo mùa (RLCXTM).

Triệu chứng

Các triệu chứng thường xuất hiện trong những tháng lạnh hơn của mùa thu và mùa đông, khi có sự tiếp xúc ít hơn với ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Các triệu chứng trầm cảm có thể từ nhẹ đến trung bình, nhưng chúng có thể trở nên nghiêm trọng. Những người làm việc nhiều giờ trong các tòa nhà văn phòng với ít cửa sổ có thể trải nghiệm các triệu chứng quanh năm, và một số cá nhân có thể nhận thấy những thay đổi về tâm trạng trong giai đoạn thời tiết âm u kéo dài.

Các triệu chứng có thể bao gồm, nhưng không bị giới hạn trong số sau đây:

·Mệt mỏi

·Mất sự quan tâm thích thú với các hoạt động thường ngày

·Thu mình với đời sống xã hội, tập thể

·Thèm ăn các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrates cao

·Tăng cân

Những cá nhân mắc chứng RLCXTM có thể không biểu hiện mọi triệu chứng trên. Chẳng hạn mức năng lượng có thể bình thường trong khi sự thèm muốn các thức ăn giàu carbohydrates lại rất mãnh liệt. Đôi khi một triệu chứng có thể trái ngược so với lệ thường, chẳng hạn như sút cân đối lập với sự tăng cân. Ở một số ít trường hợp, sự tái phát hằng năm xảy ra vào mùa hè thay vì mùa thu hay mùa đông, có thể nằm ở sự phản ứng với nhiệt độ và độ ẩm cao. Trong thời kỳ này, chứng trầm cảm thường được đặc trưng bởi sự mất ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, sút cân và bối rối hay lo âu.

RLCXTM phát triển như thế nào ?

RLCXTM đã được gắn với một sự mất cân bằng sinh hóa trong bộ não được thúc đẩy bởi sự rút ngắn lại của thời gian nắng ban ngày và thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Cũng giống như ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến các hoạt động theo mùa ở các loài vật, RLCXTM có thể là một tác động của sự thay đổi ánh sáng theo mùa này ở con người. Khi các mùa thay đổi, con người trải qua một sự chuyển đổi về đồng hồ sinh học nội tại hay nhịp sinh học trong đó có thể gây ra cho họ sự lạc bước khỏi thời gian biểu hàng ngày của mình.

Melatonin, một nội tiết tố có liên quan đến giấc ngủ, cũng đã được gắn với RLCXTM. Nội tiết tố này, trong đó đã được liên kết với bệnh trầm cảm, được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Khi ngày ngắn hơn và tối hơn, melatonin sẽ được sản xuất nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng chói tạo ra một sự khác biệt trong hóa học của não, mặc dù cơ chế chính xác trong đó những người mắc bị ảnh hưởng vẫn còn chưa được biết. Một vài bằng chứng gợi ý rằng nếu ai đó sống càng xa đường xích đạo, người đó càng có khả năng phát triển RLCXTM. Những tháng khó khăn nhất đối với những người bị RLCXTM dường như là tháng một và tháng hai. RLCXTM có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng tuổi bắt đầu thường từ 18 đến 30 tuổi.

Điều trị

Tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể cải thiện các triệu chứng của RLCXTM. Điều này có thể thực hiện bằng cách đi ra ngoài dạo bộ trong khoảng thời gian dài hay bố trí nhà ở hay chỗ làm việc hướng về phía cửa sổ trong ngày. Nếu các triệu chứng trầm cảm đủ nặng để ảnh hưởng một cách rõ rệt đến cuộc sống hằng ngày của bạn, liệu pháp ánh sáng (phototherapy) đã được chứng minh là một lựa chọn điều trị có hiệu quả. Loại hình trị liệu này có liên quan đến sự tiếp xúc với ánh sáng rất chói (thường là từ một nguồn sáng huỳnh quang đặc biệt) từ 30 đến 90 phút mỗi ngày vào mùa đông. Các tác dụng trị liệu bổ sung cũng được tìm thấy với các phiên trị liệu tâm lý, và trong một vài trường hợp là chỉ định các Thu*c chống trầm cảm.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang mắc phải RLCXTM, điều quan trọng là cần có sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế lành nghề. RLCXTM có thể bị chẩn đoán nhầm thành chứng nhược giáp, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các nhiễm nhiễm trùng vi rút khác, do đó sự đánh giá chính xác là cần thiết. Với một vài người, LCXTM có thể bị lẫn lộn với các rối loạn nặng hơn như giai đoạn trầm cảm nặng hay rối loạn (cảm xúc) lưỡng cực.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy chứng trầm cảm là nghiêm trọng hoặc nếu bạn có ý nghĩ tự sát, hãy tham vấn một bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay lập tức liên quan đến các lựa chọn điều trị hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của một phòng cấp cứu gần nhất. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể chẩn đoán các triệu chứng và gợi ý lựa chọn trị liệu. Với quá trình điều trị đúng đắn, RLCXTM có thể thuyên giảm tốt.

Nguồn: http://bvtttw1.gov.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c3f311676801b761d3ec752)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY