Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rối loạn đông máu do rắn cắn

TP HCM-Thiếu niên 14 tuổi, ngụ Bến Tre, vô tình giẫm lên con rắn lục đuôi đỏ trong nhà tắm, bị cắn vào ngón út chân phải, gây rối loạn đông máu nặng.

Vết thương do rắn cắn chảy máu nhiều, người nhà lấy bông gòn cầm máu và tức tốc đưa bé đi cấp cứu. bệnh viện địa phương sơ cứu cầm máu, truyền dịch rồi chuyển đến bệnh viện nhi đồng thành phố (tp hcm). người nhà bắt được con rắn mang theo.

Người nhà bắt được con rắn lục xanh đuôi đỏ cắn bé trai. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi nhập viện rạng sáng 26/8, sau khoảng 6 giờ bị rắn cắn.

Các bác sĩ ghi nhận bàn chân bên phải sưng bầm lan lên cổ chân. vết rắn cắn ở ngón chân út chảy máu thấm gạc. bé lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông máu nặng. cùng với con rắn người nhà mang theo, bác sĩ chẩn đoán bé bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.

Bé trai bị rắn cắn ở ngón út chân phải, gây sưng nề chảy máu. ảnh: bác sĩ cung cấp.

Sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, bé cải thiện tốt. Bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi điều trị.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh phát quang xung quanh nhà, tránh nguy cơ rắn, ong, côn trùng tấn công trẻ.

Khi bị rắn cắn, cần cho trẻ nằm bất động và trấn an. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng. Băng thun hoặc vải sạch phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp. Việc sơ cứu ban đầu và dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn.

Bác sĩ Tiến cũng lưu ý phụ huynh không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc. Không đắp lá cây lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/roi-loan-dong-mau-do-ran-can-4347481.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY