Dinh dưỡng hôm nay

Rối loạn nhân cách lo âu tránh né

Theo thống kê được đề cập trong cuốn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV), RLNC tránh né thường xảy ra trong khoảng 0.5% đến 1% dân số nói chung. Ở DSM-5 thì tỷ lệ này tăng lên thành 2.4%. Ngoài ra, trong số các bệnh nhân ngoại trú tâm thần, thì có 10% bệnh nhân mắc chứng RLNC tránh né, đặc biệt phổ biến ở những người bị rối loạn lo âu

Đại cương:

             Có đặc điểm chung là người bệnh rụt rè quá mức, biểu hiện ở các mối quan hệ với mọi người, phối hợp với xu hướng hạn chế tối đa năng lực và khả năng đánh giá các chỉ trích. Rối loạn xuất hiện rõ rệt ở tuổi thanh niên, nhưng các đặc điểm lo âu, rụt rè có thể thấy từ lứa tuổi thanh thiếu niên.

Đặc điểm lâm sàng:

- Bệnh nhân có cảm giác lo sợ lan toả và dai dẳng. Thường xuyên quá chú trọng đối với bản thân và có cảm giác không an toàn. Thiếu tự tin, choi rằng mình là người thấp kém, rất nhạy cảm với sự hắt hủi, ít quan hệ mật thiết với mọi người.

-Người bệnh thường xuyên mong muốn được ưa thích và tán thành, có khuynh hướng phóng đại các tai hoạ và nguy cơ có thể xảy ra trng mọi hoàn cảnh dẫn tới né tránh một số hoạt động.

- Vì lo lắng cho sự an toàn nên lối sống thu hẹp, khó gần gũi với mọi người.

- Dưới ảnh hưởng của cxác yếu tố bên ngoài, những đặc điểm này có thể trở thành bệnh lý và bền vững dần ở bệnh nhân. Đặc điểm nổi bật nhất là cảm giác về sự thấp kém của bản thân, biểu hiện ổn định trong quan hệ với người khác. Có xu hướng làm mất giá trị bản thân, thể hiện hành vi và tránh phải đưa ra ý kiến, phê bình để sau đó phải hối tiếc.

-Bệnh nhân muốn có các mối quan hệ xã hội và tỏ ra cố gắng nhiều, họ sợ phải ra khổi nhà hoăc hạn chế quá mức mối quan hệ vơíu mọi người.

- Bệnh nhân lo âu, tránh né các tình huống có thể bị chế nhạo hoặc phải khiêm tốn, nhún nhường do sự phê bình quá mức khi tiếp xúc với người khác.

Rối loạn này được ghi ở mục F60.6 trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10F).

Nguồn: http://bvtttw1.gov.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c3efa4376801b7f9b551eb1)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY