Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Rối loạn nhịp tim: Chớ xem thường

Trung bình mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần, bơm 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và hoạt động suốt đời. Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc xuất hiện triệu chứng như ngừng tim, bỏ nhịp, hay đánh trống ngực thì đó là dấu hiệu bị rối loạn nhịp tim.
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa điều trị thành công cho bé gái 8 tuổi người dân tộc M’Nông (ngụ tại Đắk Nông), có nhịp tim nhanh hiếm gặp. Người nhà bệnh nhi cho biết, tim em thường đập rất nhanh, có lần tim đập nhanh hơn 200 lần/phút kéo dài cả ngày làm em phải nhập viện để bác sĩ can thiệp. Em được chẩn đoán mắc hội chứng kích thích sớm với nhiều cơn nhịp nhanh trên thất.

Vào giữa tháng 5, các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ cũng gặp phải trường hợp bệnh nhi vừa chào đời đã bị rối loạn nhịp tim. Đó là 2 bé trai sinh mổ, cân nặng 1,9kg mỗi bé. Vừa lọt lòng mẹ, 2 bé có nhịp tim 40 lần/phút nên được chuyển sang phòng mổ bên cạnh để theo dõi điều trị.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lương Cao Sơn, Phó Trưởng khoa Nội tim mạch - bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong 3 thành phần - gồm cơ tim, van tim, hệ thống điện học của tim - bị tổn thương. Khi khả năng tạo xung hoặc dẫn truyền xung động trong tim bị rối loạn sẽ dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tuần tự và hiệu quả. Máu được hút đẩy không đều nên bị ứ lại trong tim, đồng thời máu không được cung cấp đầy đủ cho hệ tuần hoàn, gây ra các triệu chứng của rối loạn nhịp tim. Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị rối loạn nhịp tim, nhưng người càng cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh và thường nguy hiểm hơn người trẻ.

Rối loạn nhịp tim chia làm 2 nhóm. Đối với rối loạn nhịp tim nhanh bệnh lý, tim sẽ đập trên 150 - 180 lần/phút, kèm các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở. Với rối loạn nhịp tim chậm, tim sẽ đập dưới 60 lần/phút, làm bệnh nhân bị ngất, hoặc dẫn đến ngưng tim.

Đối với trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh quá mức có thể gây rối loạn huyết động, đặc biệt là nhịp nhanh thất và rung thất. “Rung thất là tình trạng cơ tâm thất (buồng tim phía dưới) không bóp nữa, mà nó chỉ rung lên do những xung động loạn xạ phát ở buồng tâm thất. Nếu chậm trễ đưa người bị rung thất vào viện thì chắc chắn sẽ đưa đến Tu vong, do máu không được bơm ra khỏi tim. Bệnh nhân bị rung thất chỉ sau 4 phút không được cấp cứu sẽ bị ch*t não gây đời sống thực vật, hoặc Tu vong”, bác sĩ Lương Cao Sơn cho biết thêm.

Để tránh khỏi nguy cơ ngưng tim do rung thất, bác sĩ sẽ cấy đặt máy khử rung tự động dưới cơ ngực, từ đó nó sẽ theo dõi và phát ra cú sốc điện cắt cơn kịp thời khi bệnh nhân xuất hiện loại rối loạn nhịp thất nguy hiểm này.

Cũng có trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhưng lại không biểu hiện triệu chứng, bệnh lý, chỉ được phát hiện khi tiến hành đo điện tâm đồ. “Việc có biểu hiện triệu chứng hay không tùy thuộc vào sự nhạy cảm của từng người. Nhiều người bị rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm không phát hiện được thì cứ nghĩ mình may mắn, nhưng thật ra nếu trường hợp đó kéo dài lâu ngày quá sẽ dẫn đến bị suy tim do tim phải làm việc quá mức. Vậy nên, để phát hiện rối loạn nhịp tim, chúng ta cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ”, bác sĩ Lương Cao Sơn khuyến cáo.
Theo Kim Huyền - Sài Gòn Giải Phóng
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/roi-loan-nhip-tim-cho-xem-thuong-n400894.html)

Tin cùng nội dung

  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY