Cụ thể, vụ vào khoảng 12-13h. Sau buổi lễ tổng kết năm học 2018 – 2019 của trường THCS xã Quang Kim, 6 học sinh rủ nhau ra tắm tại suối Làng San, huyện Bát Xát, Lào Cai. Trong lúc tắm, 1 em có dấu hiệu bơi chới với nên 5 em còn lại bơi ra ứng cứu. Trong lúc hoảng loạn, bốn em bị Tu vong, chỉ hai em kịp thoát lên bờ.
Do nơi các em tắm vắng người, lại ở khu vực khai thác của một doanh nghiệp nên rất sâu nên khi 3 bạn ra cứu bạn bị thì tất cả đều gặp nạn. Còn 2 em không xuống cứu thì may mắn thoát nạn.
Đến khoảng 14h45 cùng ngày, thi thể của 4 nữ gặp nạn đã được người dân địa phương tìm thấy và đưa về gia đình để lo hậu sự cho các em.
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2015 - 2017, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ em Tu vong do đuối nước. Tu vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao. Riêng trên địa bàn Nghệ An, bình quân hàng năm có khoảng 50 trẻ em Tu vong vì lý do này và được đánh giá là một trong những địa phương xảy ra nhiều vụ đuối nước nhất trong cả nước. Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ Tu vong cao là từ 5 - 14 tuổi.
Nguyên nhân các vụ đuối nước dẫn đến Tu vong ở trẻ em gia tăng, theo các nhà chuyên môn trước hết là do các em không biết bơi. Ngoài ra, do sự chủ quan, lơ là và thiếu sự giám sát của bố mẹ, để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao hồ. Môi trường sống xung quanh cũng luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên T*i n*n đuối nước cho trẻ em.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người đã để lại các hố sâu gây nguy hiểm, không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên T*i n*n đuối nước. Hầu hết số trẻ em bị ch*t đuối đều là học sinh vùng nông thôn, miền núi và đều không biết bơi. Đại đa số các em không được học bơi trong nhà trường. Vì vậy, giải pháp cơ bản là phải phổ cập bơi lội cho các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Để phòng đuối nước, theo các chuyên gia, cần có nhiều giải pháp trong đó, về phía nhà trường, các thầy, cô có thể in các tờ rơi, bảng biểu cảnh báo yêu cầu các em dán lên góc học tập, trong lớp học để trẻ khắc ghi không được quên lãng về việc cần thiết phải cảnh giác với T*i n*n đuối nước. Nhà trường có thể đưa nội dung này vào nhắc nhở thường xuyên trong buổi sinh hoạt ở lớp, sinh hoạt dưới cờ…
Thêm vào đó, cần huy động sự vào cuộc, giám sát của cộng đồng. Từ đó để người dân thường xuyên để ý, cảnh báo nếu thấy trẻ em bơi lội ở nơi không an toàn. Thậm chí, những nơi có cảnh báo nguy hiểm về đuối nước, thì địa phương cần tính tới việc cử người thường xuyên trông coi ở những địa điểm nguy hiểm này, vào mùa cao điểm.
Đối với trẻ nhỏ
1. Làm cửa chắn và rào chắn quanh nhà nếu nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ...
2. Làm rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước.
3. Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước (hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy…).
4. Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (lu nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…)
5. Giám sát kỹ trẻ khi đến khu vực có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm.
6. Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.
7. Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức.
8. Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, xuồng, thuyền, đò,…).
9. Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối.
Đối với trẻ lớn và người lớn
Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.