Dinh dưỡng hôm nay

Sai lầm khi chế biến món ăn từ khoai tây khiến nhiều bà nội trợ Việt giật mình

Khoai tây không hề xa lạ với người Việt Nam thậm chí là món ăn có thể “ăn như cơm bữa”. Khoai tây rất gần gụi và các bà nội trợ Việt, tuy nhiên cách chế biến khoai tây của người Việt đang gặp một số sai lầm làm mất giá trị dinh dưỡng của khoai.

Mới đây Jack Lee  một đầu bếp người Việt gốc Hoa  - người được biết đến là một đầu bếp 5 sao, từng nấu ăn cho nhiều ngôi sao nổi tiếng Hollywood đã có buổi trình diễn về các món ăn với những củ khoai tây Mỹ  tại triển lãm ẩm thực quốc tế  cho biết,  khoai tây là món ăn không xa lạ gì với người Việt nhưng trong cách chế biến loại thực phẩm này  các bà nội trợ Việt mắc một số sai lầm khiến khoai tây mất đi một số giá trị dinh dưỡng.

Theo đó, Jack Lee tiết lộ, người Mỹ ăn khoai tây như người Việt ăn cơm và ở bất cứ thực đơn nào cũng có khoai tây và đây là món ăn vô cùng tốt cho sức khoẻ và có nhiều cách chế biến khoai tây.

Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn và quan sát tại Việt Nam, Jack Lee cho biết, sai lầm của các bà nội trợ Việt là khi chế biến khoai tây là thường hay gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Điều này làm mất giá trị dinh dưỡng có được trong vỏ khoai. Bởi nếu bào vỏ khoai tây đi và khi rửa hay nấu khoai bị ngấm nước. Vì khoai tây rất "háo nước" sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của khoai và giảm đột ngọt, bở của khoai. Bên cạnh đó, vỏ mỏng manh của khoai tây chứa rất nhiều  thành phần dinh dưỡng có giá trị, như carbohydrate, protein, vitamin C, B6, kali, sắt, magiê và kẽm, chất xơ.

Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng. Người Mỹ ăn khoai tây họ thường sẽ không gọt vỏ mà để nguyên cả lớp vỏ đó rồi chế biến.

Ngoài việc không bỏ lớp vỏ khoai tây trước khi chế biến, đầu bếp của các ngôi sao Hollywood cũng cho biết có rất nhiều cách để chế biến khoai tây như luộc, hầm, chiên, nướng, hấp,  nhưng nướng và hấp là cách tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây.

Cụ thể, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của:

Khoai luộc bỏ vỏ có: 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6

Khoai tây chiên có: 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6

Trong khi đó, khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6.

Với một củ khoai tây cỡ vừa, vỏ sẽ có hàm lượng vitamin C đạt 45% giá trị cần hàng ngày và chứa nhiều kali hơn chuối; là nguồn cung cấp vitamin B6; hàm lượng thiamine chiếm 8%; folate chiếm 6%, magie chiếm 6%, phốt pho chiếm 6%, sắt chiếm 6% và kẽm chiếm 2% nhu cầu mỗi ngày.

Bạn có biết, có bao nhiều loại khoai tây?. Theo phân loại của Hội đồng khoai tây Hoa Kỳ, khoai tây được chia thành nhiều loại khác nhau theo màu sắc, theo hình dạng và theo độ bở: Màu sắc sẽ có khoai tây vàng, khoai tây nâu, khoai tây đỏ, khoai tây tím..; theo hình dạng sẽ có khoai tây ngón tay, khoai tây tròn. Còn theo độ bở thì chia thành khoai tây sáp và khoai tây bột. Trong đó, khoai tây sáp có kết cấu dạng như kem, chắc khi nấu chín. Còn khoai tây bột là loại có hàm lượng nước thấp và tại thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng đường trong khoai đã chuyển sang dạng tinh bột. Mỗi một loại khoai tây lại có một công dụng khác nhau

Nguyễn Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sai-lam-khi-che-bien-mon-an-tu-khoai-tay-khien-nhieu-ba-noi-tro-viet-giat-minh-n151401.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY