Bệnh theo mùa hôm nay

Sai lầm khiến bệnh nhân thủy đậu gặp biến chứng nặng

Nhiều bệnh nhi mắc thủy đậu gặp tai biến đáng tiếc như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não do việc kiêng kỵ sai lầm của bố mẹ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), cho hay bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây nên, rất dễ lây truyền. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có khả năng mắc bệnh.

Thủy đậu sẽ xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-14h, có thể nổi toàn thân, có kích thước từ 1-3 mm đường kính, chứa dịch trong. Những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn sẽ có màu đục do chứa mủ.

Trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thủy đậu gặp tai biến nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não là do cách xử lý của người dân với các vết mụn.

Kiêng tắm có thể khiến các vết mụn của thủy đậu bị nhiễm trùng. Ảnh: Healthexpertgroup.

Dưới đây là ba sai lầm thường gặp khiến bệnh tăng nặng:

Kiêng tắm, kiêng gió

PGS Dũng nhấn mạnh nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế, kiêng tắm, kiêng nước trong những ngày mắc bệnh là điều sai lầm. Nó có thể gây thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt đối với trẻ con. Vì da trẻ nhỏ vẫn còn yếu, cấu trúc mỏng, dễ tổn thương.

Việc kiêng nước trong toàn bộ thời gian bị bệnh sẽ gây nên tình trạng tích tụ vi khuẩn trên cơ thể, có thể gây viêm nhiễm tại các mụn nước. Nhiều trẻ gặp những tai biến đáng tiếc như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não do việc kiêng kỵ sai lầm này của bố mẹ.

Do đó, chuyên gia khuyến nghị những bệnh nhân bị thủy đậu cần giữ vệ sinh cơ thể, tắm hoặc lau rửa bằng nước ấm một cách nhẹ nhàng, chỉ cần tránh để nốt thủy đậu bị vỡ.

Ngoài ra, nhiều trẻ đến viện, các bác sĩ phát hiện các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng vì mặc quá nhiều áo để tránh gió. Điều này tạo thêm cơ hội cho các ổ virus lan rộng.

"Người bệnh không nên ra gió, trong ngày lạnh cần được giữ ấm cơ thể nhưng nên nghỉ ngơi tại giường ở nơi thoáng đãng. Vào mùa nóng, nếu người bệnh ở nơi vừa nóng bức vừa không có gió sẽ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các nốt phỏng", PGS Dũng khuyến cáo.

Bôi xanh methylen khi nốt mụn chưa vỡ

Nhiều người khi bị các nốt phỏng thủy đậu liền bôi xanh methylen. Tuy nhiên, theo PGS Dũng, bệnh nhân chỉ nên bôi khi nốt phỏng vỡ để làm se bề mặt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.

Việc dùng nghệ chữa sẹo cũng gây nguy hiểm đối với bệnh nhân. Cơ địa không hợp với nghệ sẽ gây hiện tượng dị ứng, phồng mạch, làm cho vết thương tăng nặng. Chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh không được bôi mỡ tetracyclin, penicillin hay Thu*c đỏ, phấn rôm vào da khi bị bệnh.

Áp dụng các bài Thu*c dân gian

PGS Dũng cho biết ông thường gặp các bệnh nhi bị ngộ độc do bố mẹ dùng gốc rạ tắm cho con, thậm chí lấy gốc rạ đốt để lấy nước cho trẻ uống. Họ quan niệm đây là bài Thu*c dân gian để nhanh khỏi bệnh.

Việc sử dụng các bài Thu*c lá dân gian cần thận trọng bởi cơ địa mỗi người khác nhau, không nên truyền tai các bài Thu*c chữa bệnh.

Theo Hà Quyên - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sai-lam-khien-benh-nhan-thuy-dau-gap-bien-chung-nang-n315859.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY