Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sáng kiến hai đội y tế kết hợp ngăn F0 Tu vong

TP HCM-Quận 8 thiết lập 131 tổ tư vấn theo mô hình Chăm sóc F0 tại cộng đồng kết hợp song song hai đội gồm chăm sóc trực tuyến qua điện thoại online (đội 1) và cấp cứu ngoại viện (đội 2).

Mô hình này được quận 8 triển khai từ ngày 8/8, sáng kiến từ Đại học Y dược TP HCM, giúp quận 8 đến nay không còn ca F0 nào Tu vong tại nhà.

Phó giáo sư Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Y Đại học Y Dược TP HCM, đang phụ trách mô hình "chăm sóc F0 tại cộng đồng" tại quận 8, cho biết mỗi tổ tư vấn gồm 5-6 người nhận 60 F0 để chăm sóc từ xa.

Khi nhận thông tin ca dương tính, tổ tư vấn sẽ thiết lập hồ sơ bệnh án điện tử về các F0. Tần suất thăm hỏi phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của F0 sau khi phân loại. Nếu F0 có nguy cơ, tuổi cao, có bệnh nền sẽ hỏi thăm liên tục. Những người không có nguy cơ thì vài ngày lại hỏi thăm, động viên. F0 ở nhà đang khỏe mạnh, chưa hề nao núng tinh thần, thành viên tư vấn vẫn chủ động gọi điện thoại đến thăm hỏi.

Khi những nhân viên chăm sóc từ xa phát hiện yếu tố nguy cơ trở nặng của F0 nào đó tại nhà, họ lập tức báo đến đội cấp cứu ngoại viện. Đội cấp cứu chia ra thành các nhóm với 3 xe cấp cứu được trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết. Khi nhận được thông tin ca F0 oxy tụt, khó thở... từ đội 1 thì đội 2 lập tức cho xe xuất phát đến nhà để đón F0 tới Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 quận 8 số 1 sơ cấp cứu ngay.

Phó giáo sư Vương Thị Ngọc Lan tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 8 số 1, nơi đang triển khai mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng". Ảnh: Hà Văn Đạo

Bác sĩ Lê Phước Truyền, Trưởng Khu Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 quận 8 số 1, người phụ trách đội cấp cứu ngoại viện, cho biết khi đội cấp cứu nhận thông báo từ đội 1, họ đánh giá ngay tình trạng bệnh nhân, hỏi chính xác địa chỉ, xem kỹ càng nhà bệnh nhân có thể đưa xe cấp cứu vào tận nơi được không.

"Nếu nhà cao tầng, hẻm quá nhỏ thì bố trí nhân viên cao to, lực lưỡng để có thể cõng hoặc dìu đỡ bệnh nhân ra xe. Có khi nhân viên còn phải vác cả bình oxy nữa. Các thành viên đội 2 làm việc với công suất rất cao, chia làm 3 ca, 4 kíp", bác sĩ Truyền chai sẻ. Bệnh nhân nhẹ được chăm sóc, xử lý tại khu sơ cấp cứu 20 giường của bệnh viện này. Trường hợp nặng quá, không đáp ứng được tại đây thì chuyển đi tuyến điều trị cao hơn.

Từ thực tế triển khai hoạt động cấp cứu ngoại viện, bác sĩ Truyền cho rằng mô hình này rất hữu ích. Các y bác sĩ, tình nguyện viên đánh giá, tư vấn quan điện thoại được tập huấn kỹ càng. Hàng ngày đội cấp cứu ngoại viện đến đón bệnh nhân là cho thở oxy và một số Thu*c ngay. Khi đưa lên khu cấp cứu này tùy tình trạng bệnh mà xử lý có thể thở HFNC, thở oxy mask...

"Điều quan trọng nhất để mô hình này vận hành thành công là sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế phường xã với hai đội của mô hình. Y tế phường, xã phải cung cấp danh sách, địa chỉ chính xác nhất các F0", bác sĩ Truyền phân tích.

Theo phó giáo sư Lan, hai "nguyên tắc vàng" mô hình hướng đến là đưa F0 ra khỏi nhà khi có chuyển biến xấu và cấp cứu kịp thời nhất; cá nhân mỗi F0 được kết nối thường xuyên để thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp tư vấn, chăm sóc một cách toàn diện.

Một trong những ưu điểm nổi trội của mô hình này là có thể chăm sóc số lượng lớn F0 tại nhà và thực hiện cá thể hóa việc chăm sóc theo hình thức bác sĩ gia đình và phát hiện sớm, cấp cứu nhanh nhất trường hợp chuyển nặng. Bên cạnh đó còn sàng lọc, chuyển bệnh đúng tầng điều trị, tránh chuyển sai tầng gây quá tải cho các cơ sở điều trị.

Theo phó giáo sư Lan, F0 tại nhà được tiếp cận nhanh với dịch vụ y tế hay các xe cấp cứu ngoại viện đều có chung sự phấn khởi, vững tin. Những người không triệu chứng được thăm hỏi, tư vấn qua điện thoại không còn lo âu, đối diện và vượt qua dịch bệnh.

"F0 nào cũng có số điện thoại các nhân viên chăm sóc trực tuyến và đội cấp cứu, gọi đến là được trực tiếp nói chuyện với chuyên gia, y bác sĩ ngay. Thậm chí, có người được chăm sóc sát sao quá còn bảo 'điện hỏi thăm gì mà nhiều thế'", phó giáo sư Lan chia sẻ.

mô hình chăm sóc f0 tại cộng đồng này cũng áp dụng rất thành công tại quận 10 từ tháng 7, trước khi tp hcm chủ trương lập các đội phản ứng nhanh để chăm sóc f0 tại nhà. hiện, một số quận khác như bình tân cũng đang tiếp cận để triển khai mô hình này.

Bác sĩ nguyễn trọng khoa, phó cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh (bộ y tế) đánh giá mô hình "chăm sóc f0 tại cộng đồng" của đại học y dược tp hcm có thể thực hiện được ở các địa bàn, nhất là khu vực có lượng f0 lớn đang theo dõi, điều trị tại nhà. vừa song song quản lý f0 tại nhà vừa cấp cứu, xử lý kịp thời nhất các trường hợp cần can thiệp y tế cho thấy hiệu quả trong bối cảnh giãn cách xã hội phương tiện cá nhân và công cộng bị giới hạn lưu thông. sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đội tư vấn từ xa và đội cấp cứu ngoại viện đáp ứng tốt nhu cầu được chăm sóc y tế của f0 tại nhà.

điều trị f0 tại nhà và cộng đồng là chiến thuật đầu tiên trong chiến lược điều trị "2 trụ cột" của tp hcm từ giữa tháng 8, bên cạnh điều trị f0 tại các bệnh viện, trong bối cảnh số ca f0 liên tục tăng khi tăng cường xét nghiệm để "vét" f0. thành phố lập hơn 400 trạm y tế lưu động, 312 tổ phản ứng nhanh ở tất cả phường, xã. chiến lược này đã giúp f0 tại nhà được tiếp cận các túi thu*c, hỗ trợ y tế kịp thời, giải quyết bài toán quá tải ở bệnh viện, kéo giảm số tu vong.

Hôm 13/8, bí thư thành ủy tp hcm nguyễn văn nên thăm và động viên y bác sĩ của đại học y dược tp hcm triển khai mô hình này. ông nên đánh giá cao mô hình đã kịp thời tư vấn, cũng như cấp cứu các trường hợp f0 có dấu hiệu chuyển nặng khi đang thực hiện cách ly tại nhà và đề nghị các quận huyện tp hcm cần nhân rộng mô hình này.

Số f0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà của tp hcm là hơn 90.000, trong đó hơn 49.000 cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và gần 41.000 cách ly sau xuất viện. số f0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là hơn 26.000, cùng hơn 40.000 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.

Lê Phương

Với mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng khi điều trị tại nhà, quỹ Hy vọng phát động chương trình "Túi Thu*c F0". Mỗi khoản ủng hộ 380.000 đồng tương ứng một túi Thu*c. Quý độc giả tham khảo chi tiết tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sang-kien-hai-doi-y-te-ket-hop-ngan-f0-tu-vong-4358536.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY