Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Sau dịch COVID-19, bố mẹ cần làm gì khi trẻ trở lại trường học?

Những biện pháp phòng dịch dưới đây có thể giúp phụ huynh yên tâm hơn khi trẻ quay trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ học vì dịch COVID-19.

Tạo thói quen rửa tay đúng cách

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rửa tay là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả làm giảm rõ rệt việc mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ và học sinh tuổi đi học. Trong môi trườngtrường học, các em thường có nhiều thời gian sinh hoạt với nhau nên phải tạo thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi hỉ mũi và sau khi đi vệ sinh.

Bố mẹ cần hướng dẫn và yêu cầu trẻ rửa tay ở bồn rửa theo đúng theo 6 bước hướng dẫn của Bộ Y tế trong ít nhất 20-30 giây bằng xà phòng và nước. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Điều này có thể tạo thói quen tốt cho trẻ không những ở nhà mà còn cả khi đi học, giúp hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hạn chế các hoạt động, giữ khoảng cách tiếp xúc

Khi trẻ quay trở lại trường học cần thực hiện nghiêm túc việc giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 m với bạn bè khi ngồi học trong lớp. Hiện nay, để đón học sinh trở lại, các trường phải triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch COVID-19. Chú ý, phải bảo đảm bố trí học sinh ngồi học cách nhau tối thiểu 1,5m, mỗi lớp học không quá 20 học sinh… Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất, tụ tập đông học sinh cũng cần hạn chế.

Chủ động theo dõi sức khỏe trẻ

Việc theo dõi sức khỏe, thân nhiệt mỗi ngày khi trẻ đến trường giúp nhà trường kiểm soát được tình hình sức khỏe của trẻ. Đồng thời, phụ huynh cần phải chủ động báo cáo lịch trình di chuyển của trẻ nếu du lịch nước ngoài, đến những vùng có dịch. Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, nhà trường nên cách ly ngay để theo dõi tiếp.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn bè

Thông thường, trẻ em thường thích chia sẻ đồ dùng, các món đồ chơi yêu thích với bạn bè. Do đó, bố mẹ cần dạy trẻ không chia sẻ đồ dùng cho việc ăn uống với bạn bè, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19 bởi virus và vi khuẩn dễ dàng truyền qua nước bọt, làm lây lan dịch bệnh nhanh chóng. Bố mẹ cần chủ động chuẩn bị bình đựng nước, nước rửa tay riêng để sẵn trong cặp cho trẻ.

Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là biện pháp đơn giản giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc COVID-19. Trẻ cần đeo khẩu trang khi trên đường đi tới trường, khi có khuyến cáo của nhà trường và cơ quan chức năng và cần đeo khẩu trang đúng cách, cụ thể:

Đối với khẩu trang vải:

- Che kín cả mũi lẫn miệng.

- Tránh sờ tay vào khẩu trang khi đeo.

- Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra.

- Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.

- Nên thường xuyên giặt sạch khẩu trang với xà phòng để dùng lại cho lần sau.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

Đối với khẩu trang y tế:

- Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên.

- Che kín cả mũi lẫn miệng.

- Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra.

- Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác.

-Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh

Theo Huyền Trần/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/sau-dich-covid-19-bo-me-can-lam-gi-khi-tre-tro-lai-truong-hoc-d156927.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/sau-dich-covid-19-bo-me-can-lam-gi-khi-tre-tro-lai-truong-hoc-d156927.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/sau-dich-covid-19-bo-me-can-lam-gi-khi-tre-tro-lai-truong-hoc-358091)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống.
  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY