Sinh sản , Nữ hôm nay

Sau khi tôi bỏ thai thì hay bị rong kinh, bệnh này phải điều trị thế nào?

(Mangyte) - Để trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm gì? Muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Chào AloBacsi,

Tôi 40 tuổi, cách đây 3 tháng tôi đã phải bỏ thai (thai được 5 tháng). Tôi đã có kinh lại 3 lần, nhưng 2 lần trước đều bị rong kinh.

Rong kinh lần 1 (2 tuần) tôi có đến Trung tâm y tế khám,  bác  sĩ  cho uống Thu*c cầm máu sau 3 ngày thì khỏi.

Lần 2 (kinh nguyệt 7 ngày) tôi được bác sĩ  Sản khoa cho uống PN (BBT đã viết tắt)  sau 2 ngày thì khỏi và tiếp tục uống 25 viên, nhưng đến viên thứ 18 đã thấy ra máu ít. Sau khi ngưng Thu*c máu ra nhiều hơn nhưng so với chu kỳ trước thì ít hơn hẳn. Bây giờ là ngày thứ 5 sau khi ngưng Thu*c, vẫn còn ra máu ít.

Để điều trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm thế nào? Lượng kinh ít hơn là do đâu? Tôi muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Trước khi uống PN tôi đã siêu âm vào ngày thứ 7 của chu kỳ thì kết quả là: DAP 42 mmm, nội mạc 6mmm, không có u. Nội mạc như vậy có mỏng không?

Rất mong sự hồi âm của bác sĩ.  (Võ Thị Châu)Ảnh minh họaTrả lời: Chào bạn,

Bạn 40 tuổi rồi mà phải bỏ thai là điều đáng tiếc. AloBacsi xin chia buồn cùng bạn.

Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và chuẩn bị cho việc có thai lần sau.

Thu*c bạn đang dùng để điều trị rong kinh có thể xuất huyết nhẹ trong khi điều trị hoặc sau khi đợt xuất huyết đã hết nhưng theo khuyến cáo không nên ngưng Thu*c trong trường hợp này.

Chính vì bạn ngưng hẳn Thu*c nên bạn thấy ra máu nhiều hơn. Đây là Thu*c dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ nên việc có tiếp tục dùng Thu*c này không thì bạn cần quay lại tái khám. Nhưng để có thể thụ thai được bạn cần phải điều trị cho dứt điểm bệnh lý rong kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong tróc của lớp nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Để có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng phải trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, phóng noãn, hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone và giai đoạn 4 là giai đoạn có kinh.

Vì vậy, kinh nguyệt nhiều hay ít là phụ thuộc vào lớp bong tróc của nội mạc tử cung và hoạt động của nội tiết tố.

Để thụ tinh trong ống nghiệm bạn và ông xã cần khám khoa hiếm muộn để tầm soát và làm nhiều xét nghiệm chứ không riêng gì về tử cung bạn ạ.

Nội mạc tử cung là một biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và tróc ra khi hành kinh.

Tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh mà nội mạc tử cung sẽ tương ứng, vào đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm, đến ngày cuối chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm, để thích hợp cho trứng làm tổ lớp nội mạc phải từ 8-12mm.

Do vậy, bạn phải biết chu kỳ kinh của bạn bao nhiều ngày rồi mới so sánh được các chỉ số trên, nhưng kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn nên rất khó để xác định.

Thân ái!

BS Chuyên khoa của AloBacsi 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn. AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sau-khi-toi-bo-thai-thi-hay-bi-rong-kinh-benh-nay-phai-dieu-tri-the-nao-n21676.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY