Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sau sinh có ăn được trứng vịt không, có có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?

Trứng vịt lộn là thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu ăn sai cách thì có thể lại là độc dược với nhiều mẹ bỉm sữa. Vậy, sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sau khi sinh là điều cần thiết để giúp hồi phục sức khỏe ở người mẹ. Đồng thời, đảm bảo nguồn sữa cho con bú hơn. Sau sinh có ăn được trứng vịt không? là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Ăn trứng vịt lộn sau sinh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng ta ăn đúng cách.

1. Lợi ích và tác hại của việc ăn trứng sau sinh

Trứng là một món ăn quen thuộc trong các bữa ăn và có chứa lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy rằng vẫn chưa có kết luận chính xác về tác động của trứng vịt đối với sức khỏe của sản phụ sau sinh, nhưng cũng không thể khẳng định nó sẽ tốt hoàn toàn.

+ Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt

Để có thể nắm được có nên ăn trứng vịt lộn sau sinh hay không, trước tiên, chúng ta cần nắm được trứng mang đến những dưỡng chất gì mà lại được đánh giá cao.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong trứng vịt chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng. Mỗi quả trứng sẽ cung cấp cho cơ thể  khoảng 182 kcal, 13,6 protein, 82mg canxi, 212mg photpho, 3mg sắt,  12,4 lipid, 82 mg canxi, 600mg cholesterol, 4g Carbohydrate, 5mg vitamin C và một lượng đáng kể vitamin A, betacaroten, vitamin B1, B2, vitamin PP.

Từ những thành phần dinh dưỡng này, có thể kể đến những tác dụng khi phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn:

- Bổ sung nhiều Kcal, protein và chất béo giúp tăng cường năng lượng  cho các hoạt động sống.

- Chứa giàu sắt nên rất tốt cho máu. Giúp bù đắp lại lượng máu mà người mẹ đã mất đi trong quá trình chuyển dạ, sinh con.

- Chứa hàm lượng vitamin dồi dào giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi do hàm lượng vitamin dồi dào. Bổ mắt, tốt cho dẫn truyền thần kinh.

Theo Đông y, kết hợp ăn trứng vịt cùng với gừng tươi và rau răm sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh thiếu máu. Tăng cường sức khỏe đối với những bệnh nhân có thể trạng gầy, yếu, đau đầu, chóng mặt. Đây còn là một vị Thu*c giúp cải thiện S*nh l*, tăng ham muốn và giảm khô hạn cho bà bầu sau sinh.

+ Trứng vịt lộn có thể biến thành Thu*c độc khi không ăn đúng cách

Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, nhưng khi ăn không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng xấu.

- Cũng chỉnh bởi có chứa hàm lượng cholesterol khá nao (tới 600 mg/quả), nên thường xuyên ăn sẽ khiến tăng cao lượng cholesterol trong cơ thể rất có hại cho máu. Đồng thời, có nguy cơ mắc phải những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: bệnh huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, đau tim, … 

- Khi ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể bị dư thừa vitamin A, gây vàng da.

- Trứng vịt lộn có tính lạnh, do đó khi ăn nhiều sẽ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Vì vậy, nếu muốn ăn trứng vịt sau khi sinh thì chị em cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

Có được ăn trứng vịt ngay sau khi sinh không ?

Với đa dạng lượng dưỡng chất nói trên, có thể chắc chắn rằng trứng vịt là thực phẩm mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe mỗi người. Vẫn chưa có kết luận nào khẳng định rằng đây là thực phẩm sẽ gây hại cho bà mẹ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Không những vậy, đây sẽ là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và bé.

2. Sinh mổ ăn trứng vịt lộn được không?

Theo kinh nghiệm dân gian, để phục hồi vết thương sau sinh mổ nhanh hơn, mẹ cần kiêng ăn những món như:

+ Đồ ăn có tính hàn: ốc, cua, rau đay,... vì sẽ khiến cơ thể sản phụ sau sinh dễ bị lạnh. Bên cạnh đó, những đồ ăn có tính hàn còn gây ức chế ngưng tụ máu dẫn đến vết mổ khó lành hơn.

+ Thực phẩm gây cản trở cho quá trình liền sẹo, gây tạo mủ, viêm như: rau muống, gạo nếp, lòng trắng trứng.

+ Những đồ ăn có sắc tố đen khiến mức độ sẹo sâu hơn.

Trứng vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng rán và trứng vịt lộn.  Rau răm không tốt cho mẹ mới sinh, do đó, mẹ cần tránh ăn trứng vịt lộn kèm rau răm. Tốt nhất, khi ăn trứng vịt, mẹ chỉ nên ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng trứng đi. Lý do bởi lòng trắng trứng có thể làm cho vết mổ bị mưng mủ, hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.

Mặc dù vậy, y học phương Tây lại cho rằng không cần thiết phải quá kiêng kem kỹ lưỡng. Các mẹ chỉ cần tuân thủ dùng đồ ăn tươi, nóng sốt là đủ.

Sau phẫu thuật có ăn trứng vịt lộn được không?

Tốt nhất, cần kết hợp giữa Đông Tây và xét xem cơ địa của mình có thật sự phù hợp hay không. Để yên tâm nhất và không phải băn khoăn, lo lắng, vẫn có thể ăn 1 lòng đỏ trứng/ngày để bổ sung lượng protein mà cơ thể bị hao hụt, nguồn máu đã mất đi.

Thay vì ăn trứng vịt lộn, các sản phụ nên ăn trứng gà. Nhờ chứa chất thúc đẩy làm lành ở các cơ quan, khi mẹ ăn nhiều trứng gà, việc nuôi con bằng sữa thuận lợi hơn và khả năng phục hồi các tổ chức cũng cao hơn. Bé càng thông minh và khỏe mạnh. Mỗi ngày người mẹ chỉ nên ăn 4 quả trứng là thích hợp, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sự tiêu hóa.

3. Nên lưu ý gì khi ăn trứng vịt sau sinh?

+ Nhiều mẹ có thói quen dằm nhỏ trứng cho trẻ ăn. Tuy nhiên, đây là điều tuyệt đối không nên làm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu không thể hấp thu được. Chỉ nên cho trẻ ăn trứng khi đã đủ 5 tuổi.

+ Trứng vịt là món ăn có tính 2 mặt. Không những cần tránh ăn nhiều mà chị em còn cần ăn đúng cách, đúng lúc, không nên thích khi nào ăn khi đó.

+ Thời điểm ăn trứng vịt tốt nhất đó là buổi sáng để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt. Tránh ăn trứng vịt vào buổi tối vì đây là lúc mẹ sẽ bận bịu chăm sóc bé và muốn tập trung nghỉ ngơi hơn. Do đó cơ thể sẽ dễ bị khó tiêu, đầy bụng vì khó hấp thụ được dưỡng chất có trong trứng vịt.

+ Ăn kèm trứng vịt lộn với rau răm, muối và gừng thái sợi. Tính nóng của các gia vị này sẽ giúp giảm tính hàn của trứng hơn.

+ Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 quả.

+ Đối với những bà mẹ sau sinh có tiền sử cao huyết áp, viêm gan, máu nhiễm mỡ… nên loại bỏ ngay trứng vịt ra khỏi thực đơn. Bởi dễ dẫn đến một số bệnh như đột quỵ, tắc nghẽn động mạch, đau tim,...

Với những kiến thức bổ ích vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ cung cấp bạn đọc giải đáp thắc mắc "Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?". Đồng thời, hiểu rõ về lợi ích của trứng vịt và lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/sau-sinh-co-an-duoc-trung-vit-khong-co-co-gay-anh-huong-den-suc-khoe-cua-me-va-be-358071.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/sau-sinh-co-an-duoc-trung-vit-khong-co-co-gay-anh-huong-den-suc-khoe-cua-me-va-be-358071.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/sau-sinh-co-an-duoc-trung-vit-khong-co-co-gay-anh-huong-den-suc-khoe-cua-me-va-be-358071)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY