Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sẽ đề xuất cấm các sản phẩm Thuốc lá điện tử để bảo vệ sức khoẻ người dân

Thuốc lá điện tử được biến tấu với nhiều tên gọi và thiết bị khác nhau nhưng theo các chuyên gia các sản phẩm này đều chứa nicotine - chất gây nghiện độc hại và nhiều chất độc, có thể gây ung thư khi đun nóng và hoá hơi...

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các lá thế hệ mới, do Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức ngày 15/11, các đại biểu trong nước và quốc tế đã chia sẻ nhiều thông tin về tác hại của các loại Thuốc lá thế hệ mới như Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng, shisha.

Theo TS Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế: Trong vài năm trở lại đây các lá thế hệ mới xuất hiện lưu hành gồm: Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng, Shisha. Hình thức của Thuốc lá thế hệ mới rất đa dạng, bắt mắt đối với giới trẻ.

Chia sẻ thông tin tại hội thảo, bà Tan Yen Lian, Liên minh phòng chống tác hại Thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) cho biết các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra nhiều tác hại khi sử dụng các lá thế hệ mới. Các sản phẩm này được gọi biến tấu với những tên gọị Thuốc lá điện tử, Thuốc lá làm nóng, sản phẩm nicotine hóa hơi, nicotine thay thế, sản phẩm nicotine an toàn hơn, sản phẩm giảm hại…

Các đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các sản phẩm Thuốc lá thế hệ mới

Thuốc lá là một thiết bị điện sử dụng pin để làm nóng dung dịch. Thành phần chính của dung dịch này bao gồm propylene glycol, có hoặc không có glycerol, nicotine và các chất tạo hương.

Bà Tan Yen Lian cũng cho hay, theo các ngành công nghiệp Thuốc lá, lá làm nóng này không cần đốt nhưng thực tế đều phải làm đốt và bốc hơi dung dịch có chứa nicotine.

“Không chỉ gây nghiện nicotine còn tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi, các bệnh tim mạch, thần kinh, và ung thư. Tiếp xúc với nicotine ở vị thành niên làm ảnh hưởng tới phát triển não bộ dẫn rối loạn học tập và thần kinh. Đặc biệt, chất prorylene có trong có thể tạo thành chất gây ung thư khi đun nóng. Người ta cũng tìm thấy trong còn có các thành phần kim loại như chì, bạc, thủy ngân, cadmium… " - bà Tan Yen Lian nhấn mạnh.

Tại hội thảo, ThS Nguyễn Tuấn Lâm- đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, các ảnh hưởng xấu của gồm: Tăng nguy cơ nghiện với người từng hút Thuốc và chưa hút Thuốc; tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương, gãy xương.

Các chuyên gia cũng khẳng định không có công dụng cai Thuốc như quảng cáo, đây không phải là giải pháp cho cai nghiện Thuốc lá. Điều này dẫn tới việc người hút sử dụng đồng thời cả Thuốc lá thông thường và Thuốc điện tử.

Với lá nước (Shisha), so với 1 điếu Thuốc lá, sau khoảng một giờ hút Shisha cơ thể sẽ nạp vào gấp 10 lần lượng hạt bụi mịn, 27 lần lượng formandehyde (dung dịch tẩy rửa, sát trùng), gấp 80 lần khối lượng chì... rất nguy hại cho sức khoẻ.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng các sản phẩm Thuốc lá mới không an toàn như quảng cáo, cần cấm kinh doanh và Thuốc lá làm nóng vì việc cho phép kinh doanh, sử dụng sản phẩm này có thể dẫn đến nhiều hậu quả và hệ lụy về sức khỏe, kinh tế và hành vi, lối sống đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên.

Hiện đã có hơn 1.600 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng và các sản phẩm Thuốc lá mới. Đã có 39 ca Tu vong được xác định có liên quan đến

Được biết, hiện đã có hơn 40 quốc gia cấm và Thuốc lá nung nóng, trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN gồm: Brunei, Cambodia, Lào, Singapore, Thái Lan.

Thông tin tại hội thảo cho biết, đến tháng 10/2019, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 1 lãnh thổ cho thấy có hơn 1.600 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng và các sản phẩm Thuốc lá mới. Đã có 39 ca Tu vong được xác định có liên quan đến và hơn 2.000 người bị ảnh hưởng sức khoẻ.

Theo TS Nguyễn Huy Quang, các sản phẩm Thuốc lá thế hệ mới (Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng, Shisha) không chịu sự quản lý của Luật phòng, chống tác hại Thuốc lá ở Việt Nam. Vì thế, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ trình lên Quốc hội và Chính phủ việc cấm các sản phẩm Thuốc lá điện tử tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây cũng chính là thông điệp của Bộ Y tế đối với các sản phẩm gây hại cho sức khỏe con người, trong đó có Thuốc lá điện tử.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/se-de-xuat-cam-su-dung-cac-san-pham-thuoc-la-dien-tu-de-bao-ve-suc-khoe-nguoi-dan-n165813.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY