Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sẽ phẫu thuật ghép tế bào chữa bệnh bạch biến vào cuối năm 2019

PGS.TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, dự kiến cuối năm 2019, bệnh viện sẽ áp dụng ghép tế bào cho bệnh nhân bạch biến. Đây là hướng đi mới điều trị căn bệnh này, mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân bạch biến.

Trong chiều nay 24/6, các chuyên gia da liễu quốc tế đã trình bày demo ghép da điều trị bạch biến thực hiện ngay tại BV Da liễu Trung ương. Hai bệnh nhân được áp dụng đầu tiên là đều là nữ giới, một người 19 tuổi và một người 35 tuổi.

PGS.TS Nguyễn Văn Thường nhấn mạnh, là một trong các bệnh da thường gặp trên thế giới, chiếm từ 0,5-1% dân số thế giới. Đây là một bệnh khiến làn da mất sắc tố, nguyên nhân chưa rõ ràng, dù không lây nhiễm nhưng làm cho nhiều người bệnh mất tự tin, trầm cảm.

Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có tỷ lệ mắc bệnh chính xác. Nghiên cứu tại BV Da liễu Trung ương cho thấy, từ năm 2015-2018, số lượng bệnh nhân đến khám tăng dần đều từng năm. Đến năm 2018, có gần 3.000 bệnh nhân, chiếm hơn 1% tỷ lệ bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện. Hơn 50% trong số đó từ 12-40 tuổi, có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân dưới 2 tuổi và trên 65 tuổi. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

PGS.TS Nguyễn Văn Thường.

"Dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bạch biến ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của bệnh nhân, đến công việc, các mối quan hệ thậm chí cả đến khả năng kết hôn của người bệnh.

Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da, đặc biệt ở vùng da hở có thể tác động tiêu cực đến đời sống tình cảm và tâm lý của người bệnh, thường khiến người bệnh tự ti. Bệnh nhân bạch biến thường thu mình khỏi xã hội và tránh ánh nắng mặt trời"- chuyên gia da liễu nói.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để dù các bác sĩ đầu ngành ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã dốc sức nghiên cứu. Các phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng gồm: Thu*c, laser, liệu pháp ánh sáng và phẫu thuật (ghép da và ghép tế bào).

Dự kiến vào cuối năm 2019, BV Da liễu Trung ương sẽ áp dụng ghép tế bào cho bệnh nhân bạch biến. PGS. Thường cho biết, đây là phương pháp khá phức tạp, cần phải có thời gian chuyển giao công nghệ, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực… mới có thể áp dụng phương pháp này.

Bệnh nhân bạch biến trước và sau khi được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng đã có cải thiện rõ rệt.

BS. Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, để thực hiện kỹ thuật ghép tế bào cho bệnh nhân bạch biến, kỹ thuật viên sẽ lấy một miếng da vùng hông của bệnh nhân, đưa vào dung dịch tách tế bào hắc tố đơn thuần, rồi đưa ghép lại vùng bạch biến của chính bệnh nhân đó.

Các bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương bạch biến ở bệnh nhân để đưa ra chỉ định có nên ghép tế bào hay không. Theo đó, trong một năm, bệnh nhân bạch biến không xuất hiện vết bạch biến mới, tổn thương cũ không lan rộng ra, không có hiện tượng bạch biến xuất hiện ở vùng sang chấn; bệnh nhân không có tiền sử sẹo lồi sau chấn thương thì có thể áp dụng phương pháp này.

Với tình trạng bạch biến đang tiến triển, người dân cần đến cơ sở da liễu để đánh giá có cần dùng Thu*c ngăn chặn bệnh lan rộng hay không, sau đó bác sĩ sẽ đánh giá bạn thuộc thể bạch biến nào và có quyết định điều trị hợp lý.

Sáng ngày 24/06/2019 đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề Bạch biến và các Bệnh da tăng sắc tố, nằm trong chương trình sự kiện Ngày Bạch biến Thế giới 2019 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bạch biến” mang ý nghĩa tuyên truyền cho mọi người hiểu về bạch biến để tránh kỳ thị và giúp bệnh nhân bạch biến lạc quan hơn trong cuộc sống. Chương trình là sự hợp tác tổ chức giữa Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Đại học G.Marconi, Italy và Quỹ nghiên cứu Bạch biến (the Vitiligo Research Foundation).

Hội thảo với nhiều bài báo cáo khoa học có ý nghĩa được trình bày bởi các Giáo sư – Bác sĩ đầu ngành trên thế giới và cả nước như: Điều trị bạch biến bằng thảo dược; Tình hình bệnh bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương; Chất lượng cuộc sống bệnh nhân bạch biến; Virus, siêu kháng nguyên và bệnh bạch biến; Nám má theo quan điểm lão hóa da do ánh nắng; Bệnh bạch biến: Cuộc hành trình ghép mô đến tế bào...

Vào buổi chiều cùng ngày, Hội thảo tiếp diễn với buổi Demo Phẫu thuật ghép da điều trị bạch biến được thực hiện bởi GS. Davinder Parsad, Đại học G.Marconi.

Hội thảo lần này là một cơ hội hiếm hoi để các bác sĩ da liễu Việt Nam và thế giới được ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu. Đồng thời là cơ hội quý báu để người bệnh nói lên tiếng nói, chia sẻ suy nghĩ của mình, từ đó giảm kỳ thị trong cộng đồng về căn bệnh này.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/se-phau-thuat-ghep-da-dieu-tri-benh-bach-bien-vao-cuoi-nam-2019-n159427.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY