Tin tức hôm nay

Tin tức

Siết quản lý chất lượng dược liệu, vị Thuốc cổ truyền

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, Thuốc cổ truyền. Theo đó, Bộ đề xuất quy định quản lý chất lượng dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền trong quá trình kinh doanh, lưu hành và sử dụng.

siet quan ly chat luong duoc lieu vi thuoc co truyen
Ảnh minh họa

Cụ thể, bộ y tế đề xuất yêu cầu quản lý chất lượng dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền trong quá trình kinh doanh như sau:

Áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trong suốt quá trình kinh doanh, phù hợp với phạm vi kinh doanh của cơ sở. đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền thì phải áp dụng các điều kiện bán lẻ dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền trong suốt quá trình kinh doanh theo quy định hiện hành.

Dược liệu, nguyên liệu sản xuất Thuốc cổ truyền, bao bì tiếp xúc trực tiếp với Thuốc cổ truyền trước khi đưa vào sản xuất Thuốc cổ truyền phải được cơ sở sản xuất tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng. dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền trước khi xuất xưởng phải được cơ sở sản xuất tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Người đứng đầu và người phụ trách chuyên môn của cơ sở kinh doanh; người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng dược liệu, Thuốc cổ truyền tại cơ sở.

Dự thảo nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền tại cơ sở. cơ sở kinh doanh dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền phải tổ chức công tác kiểm tra, kiểm nghiệm để xác định, đánh giá được chất lượng của dược liệu, Thuốc cổ truyền, nguyên liệu sử dụng sản xuất Thuốc cổ truyền trong suốt quá trình sản xuất, xuất xưởng, lưu hành.

Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền phải lưu giữ các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến mỗi lần mua bán, nhập khẩu, xuất xưởng, phân phối, lưu hành dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền nhằm bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát được toàn bộ đường đi, điều kiện bảo quản của dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền và nguyên liệu sử dụng sản xuất Thuốc cổ truyền.

Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền có trách nhiệm chi trả chi phí kiểm nghiệm, cung cấp dược liệu đối chiếu, chất chuẩn, chất đối chiếu cho cơ quan kiểm nghiệm trong trường hợp cơ quan kiểm nghiệm chưa nghiên cứu thiết lập được đối với mẫu dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền gửi kiểm nghiệm của chính cơ sở.

Cơ sở có trách nhiệm thực hiện các quy định khác của phát luật về dược nhằm bảo đảm, duy trì chất lượng dược liệu, Thuốc cổ truyền trong suốt quá trình kinh doanh, lưu hành và sử dụng.

Theo dự thảo, dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở theo hồ sơ đăng ký lưu hành vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền và hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu.

Dược liệu, vị Thuốc cổ truyền, Thuốc cổ truyền phải được kiểm tra, kiểm nhập thông qua hội đồng kiểm nhập của bệnh viện quy định tại thông tư số 22/2011/tt-byt ngày 10/6/2011 của bộ trưởng bộ y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện hoặc bộ phận kiểm nhập của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Đối với Thuốc cổ truyền do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chế biến, bào chế theo quy định tại điều 70 luật dược: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng Thuốc cổ truyền tại cơ sở kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc của nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Thuốc. trường hợp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng kiểm nghiệm Thuốc đạt thực hành tốt phòng thí nghiệm Thuốc thì được thực hiện kiểm nghiệm chất lượng Thuốc tại cơ sở.

Đối với vị Thuốc cổ truyền do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất mà có hoạt động bán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định tại khoản 2 điều 70 luật dược thì phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng vị Thuốc cổ truyền tại cơ sở kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc của nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Thuốc. trường hợp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng kiểm nghiệm Thuốc đạt thực hành tốt phòng thí nghiệm Thuốc thì được thực hiện kiểm nghiệm chất lượng Thuốc tại cơ sở.

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ ít nhất 3 tháng một lần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết về chất lượng dược liệu, Thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản.

Trường hợp phát hiện có yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, Thuốc cổ truyền, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải gửi mẫu đến cơ sở kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc của nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Thuốc để kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng.

TQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Pháp luật xã hội (https://phapluatxahoi.vn/siet-quan-ly-chat-luong-duoc-lieu-vi-thuoc-co-truyen-221784.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY