Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

S*nh l* hệ thần kinh tự động: chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.

Đại cương

Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần:

Hệ thần kinh động vật: thực hiện chức năng cảm giác và vận động.

Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.

Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não. Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động.

Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động

Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần (hình):

Hệ giao cảm

Trung tâm của hệ giao cảm:

Hệ giao cảm có 2 trung tâm:

Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi

Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 2 (T1 - L2).

Hạch giao cảm:

Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:

Hạch giao cảm cạnh sống:

Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có:

Hạch cổ trên.

Hạch cổ giữa.

Hạch cổ dưới (hay hạch sao).

Các hạch lưng và bụng:

Hạch giao cảm trước cột sống:

Hạch đám rối dương.

Hạch mạc treo tràng trên.

Hạch mạc treo tràng dưới.

Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.

Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm:

Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch:

Sợi trước hạch: acetylcholin.

Sợi sau hạch: norepinephrin.

Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin.

Hình: Cấu tạo hệ thần kinh tự động.

Receptor của hệ giao cảm:

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

a noradrenergic receptor.

b noradrenergic receptor.

Ngoài ra, a còn chia ra a1 và a2, b chia ra b1 và b2.

Hệ phó giao cảm

Trung tâm của hệ phó giao cảm:

Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm:

Trung tâm cao:

Nằm phía trước vùng dưới đồi.

Trung tâm thấp:

Nằm ở 2 nơi.

Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng

Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 - S4) rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan Sinh d*c

Hạch phó giao cảm:

Gồm có:

Hạch mi.

Hạch tai.

Hạch dưới hàm và dưới lưỡi.

Hạch vòm khẩu cái.

Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan Sinh d*c.

Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:

Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin.

Receptor của hệ phó giao cảm:

Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic receptor.

Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

Muscarinic receptor:

Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.

Nicotinic receptor:

Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế.

Chức năng của hệ thần kinh tự động

Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng).

Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, nhịp có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.

Các Thu*c ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự động

Thu*c ảnh hưởng lên hệ giao cảm

Thu*c giống giao cảm:

Là các chất thuộc nhóm catecholamin:

Adrenalin (epinephrin).

Noradrenalin (norepinephrin).

Dopamin.

Thu*c cường giao cảm:

Ephedrin: tăng giải phóng norepinephrin.

Isoprenalin (Isuprel): kích thích b.

Salbutamol: kích thích b2 ở cơ trơn phế quản.

Neosynephrin (phenylephrin): kích thích a1.

Thu*c ức chế giao cảm:

Propranolol (Inderal): ức chế b1 và b2.

Atenolol (Tenormin): ức chế b1.

Prazosin (Minipress): ức chế a1.

Thu*c ảnh hưởng lên hệ phó giao cảm

Thu*c cường phó giao cảm:

Physostigmin (Eserin).

Neostigmin (Prostigmin).

Thu*c ức chế phó giao cảm:

Atropin.

Bảng: Chức năng của hệ thần kinh tự động.

CƠ QUAN

XUNG ĐỘNG

CHOLINERGIC

XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC

LOẠI RECEPTOR

ĐÁP ỨNG

Mắt

· Cơ tia

· Cơ vòng

...

- Co (co đồng tử)

a 1

...

- Co (giãn đồng tử)

...

Tim

· Nút xoang

· Tâm nhĩ

· Mạng Purkinje, bó His

· Tâm thất

- Giảm nhịp tim

- Giảm co bóp và có thể tăng dẫn truyền

- Giảm dẫn truyền

- Giảm dẫn truyền

b 1

b 1

b 1

b 1

- Tăng nhịp tim

- Tăng co bóp và tăng dẫn truyền

- Tăng dẫn truyền

- Tăng co bóp

Động mạch

· Vành

· Da và niêm mạc

· Cơ vân

· Não

· Tạng ổ bụng

· Thận

· Phổi

- Co

- Giãn

- Giãn

- Giãn

...

...

- Giãn

a 1, a 2

b 2

a 1, a 2

a 1

b 2

a 1

a 1

b 2

a 1, a 2

b 1, b 2

a 1

b 2

- Co

- Giãn

- Co

- Co

- Giãn

- Co

- Co

- Giãn

- Co

- Giãn

- Co

- Giãn

Tĩnh mạch hệ thống

...

a 1

b 2

- Co

- Giãn

Cơ trơn phế quản

- Co

b 2

- Giãn

Dạ dày, ruột non

· Nhu động, trương lực

· Bài tiết

- Tăng

- Kích thích

a 1, a 2, b 2

...

- Giảm

- Ức chế

Ống mật, túi mật

- Co

b 2

- Giãn

Tủy thượng thận

- Bài tiết adrenalin

và noradrenalin

...

...

Tụy

· Tụy ngoại tiết

· Tụy nội tiết

- Tăng bài tiết

- Tăng bài tiết insulin

và glucagon

a

a 2

b 2

- Giảm bài tiết

- Giảm bài tiết

- Tăng bài tiết

Tuyến nước bọt

- Bài tiết nước bọt loãng

a 1

b 2

- Bài tiết nước bọt đặc

- Bài tiết Amylase

Tổ chức cạnh cầu thận

...

b 1

- Tăng bài tiết renin

Dấu (...) có nghĩa là chưa rõ hoặc không tác dụng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-he-than-kinh-tu-dong/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY