Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

S*nh l* thần kinh bán cầu đại não: chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

Để nghiên cứu các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo nhiều cách khác nhau

Đặc điểm cấu tạo

Đại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2 - 4 mm bao xung quanh gọi là vỏ não. Vỏ não đựoc chia làm 4 thuỳ chính:

Thùy trán.

Thùy chẩm.

Thùy đỉnh.

Thùy thái dương.

Chức năng của vỏ não

Vỏ não là trung tâm của nhiều chức năng thần kinh quan trọng:

Chức năng vận động.

Chức năng cảm giác.

Chức năng giác quan.

Chức năng thực vật.

Chức năng hoạt động thần kinh cao cấp.

Mỗi vùng của vỏ não ứng với một chức năng nhất định.

Vỏ não còn là trung tâm của các hoạt động thần kinh cao cấp: tư duy, tình cảm...

Trong bài này, ta chỉ nghiên cứu các vùng chức năng của vỏ não, riêng phần hoạt động thần kinh cao cấp sẽ được đề cập trong chương khác.

Để nghiên cứu các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả.

Các vùng giác quan

Vùng thị giác:

Gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên.

Vùng 17:

Là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy.

Vùng 18, 19:

Là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thấy.

Khi vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.

Vùng thính giác:

Gồm các vùng 22, 41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên.

Vùng 41, 42:

Là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm giác tiếng động (âm thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc.

Vùng 22:

Là vùng thính giác nhận thức, cho ta nhận biết âm thanh loại gì.

Vùng vị giác:

Thuộc vùng 43 của thùy đỉnh.

Vùng khứu giác:

Thuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ viền.

Vùng cảm giác

Thuộc vùng 1, 2, 3 của hồi đỉnh lên.

Vùng vận động

Thuộc hồi trán lên, đây là nơi xuất phát của bó tháp.

So với các vùng khác thì vùng vận động có diện tích lớn nhất.

Ngoài ra, bên cạnh vùng vận động còn có vùng tiền vận động thuộc vùng 6 thùy trán, đây là nơi xuất phát các sợi đi đến các nhân xám dưới vỏ rồi theo hệ ngoại tháp chi phối các vận động tự động.

Vùng vận động và cảm giác của vỏ não có các quy luật hoạt động sau đây:

Quy luật bắt chéo:

Bán cầu não bên này chi phối vận động và cảm giác của nửa thân bên kia.

Quy luật ưu thế:

Những cơ quan nào vận động nhiều và cảm giác tinh tế thì chiếm vùng vỏ não rộng hơn (tay, miệng...).

Quy luật lộn ngược:

Vùng vỏ não phía trên chi phối vận động và cảm giác của các bộ phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ não phía dưới chi phối các bộ phận phía trên.

Vùng lời nói

Có 2 vùng liên quan đến lời nói:

Vùng Broca:

Thuộc vùng 44, 45 của thùy trán.

Đây là vùng chi phối vận động của các cơ quan tham gia vào động tác phát âm như: thanh quản, môi, lưỡi...

Khi vùng này tổn thương thì bị chứng câm nhưng vẫn hiểu lời, hiểu chữ. Bệnh nhân nghe và đọc thì hiểu nhưng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói. Tuy nhiên, họ có thể diễn đạt thông qua chữ viết.

Vùng Wernicke:

Nằm ở thùy thái dương, đây là một vùng rất quan trọng trong việc hình thành tiếng nói và tư duy. Vì vậy, còn được gọi là vùng hiểu ngôn ngữ, vùng hiểu biết...

Vùng này không chỉ chi phối lời nói mà còn cho ta hiểu lời, hiểu chữ...

Khi vùng Wernicke bị tổn thương thì bị chứng câm kèm thêm không hiểu lời, hiểu chữ...

Vùng lời nói phân bố không đều ở 2 bán cầu. Ở người thuận tay phải (chiếm khoảng 90%), vùng Broca và Wernicke phát triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải không đáng kể và bán cầu trái được gọi là bán cầu ưu thế.

Ở người thuận tay trái (chiếm 10%), ưu thế 2 bán cầu đều nhau. Số người ưu thế bán cầu phải rất ít.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-than-kinh-ban-cau-dai-nao/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY