Các tỉnh có tỉ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao từ 30% - 45% là: Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu, Sóc Trăng.
Thống kê của Sở Y tế TPHCM, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có
trên 5.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2014.
Còn tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận gần 400 ca mắc sốt xuất huyết, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2014, tập trung chủ yếu ở các quận: Long Biên, Hai Bà Trưng, Hà Đông, huyện Thanh Trì…
Ông Phu cho biết dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện vào tháng 7-8 hằng năm. Tuy nhiên, năm nay sốt xuất huyết hoành hoành từ đầu năm tới nay, hiện số mắc vẫn tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
"Dịch sốt xuất huyết năm nay có diễn biến khá bất thường. Theo quy luật thì đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết thường rơi vào tháng 7 - 8 hàng năm, khi thời tiết nắng nóng kèm theo mưa. Tuy vậy, năm nay dịch đã xảy ra ngay từ đầu năm và vẫn kéo dài tới hiện nay" - ông Phu nói.
Ông Phu cho biết bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, ông Phu cho biết Cục Y tế dự phòng cũng đã chỉ đạo các địa phương có dịch thành lập đội đặc nhiệm làm công tác phòng chống sốt xuất huyết cho từng khu phố, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi diện rộng một cách triệt để, đảm bảo đúng kỹ thuật và bao phủ 100% các hộ gia đình.
Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. - Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. |