Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Số ca nhiễm và Tu vong tăng cao chưa từng thấy, Mỹ chi hàng tỉ USD mua thực phẩm phát cho người dân; nước Anh đang sản xuất 1 triệu liều vaccine

MangYTe - Đến 8h30 sáng nay 18/4 (theo giờ Việt Nam), Mỹ có ngày thứ 15 liên tiếp dịch bệnh leo thang không giảm. 24 giờ qua, Mỹ đã có thêm 32.020 người nhiễm mới và 2.527 người Tu vong. Quốc gia này quyết định chi tiền mua thực phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Mỹ chi hàng tỉ USD mua thực phẩm phát cho dân

Tính tới 8h30 sáng 18/4, thế giới đã ghi nhận hơn 2,25 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 154.000 người đã Tu vong.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ. Trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 32.020 ca Tu vong, 2.527 ca Tu vong. Mỹ đang là nước có số bệnh nhân và người Tu vong cao nhất thế giới với tổng số 710.021 ca nhiễm và 37.158 ca Tu vong. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ theo 3 giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang cho thấy sự suy giảm dịch bệnh.

Mỹ đang có hơn 700.000 người nhiễm COVID-19. (Ảnh Getty)

Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam) Tổng thống Donal Trump thông báo Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ tiến hành chương trình hỗ trợ mới trị giá 19 tỉ USD để giúp nông dân Mỹ giảm thiểu thiệt hại do đại dịch. Chương trình cứu trợ này nhằm hai mục tiêu chính là: hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và thu mua thực phẩm như sữa, thịt và các nông sản để phân phối tới các ngân hàng thực phẩm, các tổ chức cộng đồng nhằm phục vụ những người khó khăn.

New York và 6 bang khác vùng Đông Bắc Mỹ cũng đã tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 15/5.

Xung quanh tác động kinh tế do dịch COVID-19, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) chi nhánh New York của Mỹ, John Williams cho biết nền kinh tế Mỹ cần "1 đến 2 năm", nếu như không muốn nói là nhiều hơn nữa, để phục hồi sau các tác động của đại dịch.

Nhiều tín hiệu tốt trong bức tranh dịch bệnh tại châu Âu

Đến sáng nay, Tây Ban Nha có thêm 5.891 ca nhiễm mới và 687 người Tu vong. Hiện quốc gia này đứng thứ hai sau Mỹ với tổng số ca nhiễm là 190.839 và 20.002 ca Tu vong.

Hiện Italy ghi nhận số ca Tu vong lớn thứ hai trên thế giới với hơn 22.745 ca, chỉ sau Mỹ. Dù đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc tới ngày 3/5 nhưng chính phủ nước này vẫn đang tìm cách để nới lỏng các biện pháp hạn chế đã được thực hiện hơn một tháng trước. Ngày 17/4, Liên đoàn bóng đá Italy (FIGC) cho biết các trận đấu cấp CLB ở nước này có thể sẽ được tổ chức tiếp vào "cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu".

Các hiệu sách được mở cửa trở lại tại Rome, Italy ngày 14/4. Ảnh: EPA

Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, trong ngày 17/4, nước này ghi nhận thêm 3.493 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 172.434 trường hợp. Trong khi đó, số ca Tu vong do dịch bệnh đã tăng lên 22.745 trường hợp (tăng 575 ca). Số ca hồi phục tăng lên 42.727 ca (tăng 2.563 ca).

Italy đang lên kế hoạch triển khai một ứng dụng điện thoại thông minh để theo dấu tiếp xúc người dùng mắc COVID-19. Đây là một trong các biện pháp giúp quốc gia này có thể gỡ bỏ lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trong 24 giờ qua, Pháp có thêm 761 người Tu vong. Đến sáng nay, tổng số người nhiễm tại quốc gia này là 147.969 (tăng 1.909) và 18.681 người thiệt mạng vì dịch bệnh. Hải quân Pháp đang điều tra làm thế nào virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho trên 1.000 thuỷ thủ, chiếm khoảng 40% thuỷ thủ tàu sân bay duy nhất của nước này, Charles de Gaulle.

Trong khi một số nước vẫn ghi nhận số ca nhiễm và Tu vong gia tăng thì tại châu Âu, Đức tuyên bố đã kiểm soát được dịch bệnh. Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn ngày 17/4 cho biết sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó, đến nay, Đức đã có thể kiểm soát tốc độ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Bộ trưởng Spahn khẳng định việc áp dụng biện pháp hạn chế người dân ra ngoài từ giữa tháng 3 đã phát huy tác dụng. Số ca nhiễm virus giảm đáng kể, số ca điều trị khỏi mỗi ngày hiện đã cao hơn số ca được xác nhận nhiễm mới. Trong khoảng 3 đến 4 tuần tới, một ứng dụng trên điện thoại di động để theo dấu tiếp xúc người dùng cũng sẽ được triển khai sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng từ đầu tháng 5.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một lái xe tại khu vực cửa khẩu Jedrzychowice giữa Đức và Ba Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hiện Đức có số ca nhiễm bệnh cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp nhưng nhờ các biện pháp xét nghiệm sớm trên diện rộng, quốc gia này đã hạn chế được số ca Tu vong ở mức 4.352 ca, với 300 ca mới trong ngày 17/4.

Anh sản xuất 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, Trung Quốc điều chỉnh số liệu thêm gần 1.300 ca Tu vong

Một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do các nhà khoa học Anh phát triển đang trong quá trình sản xuất và sẽ có sẵn để sử dụng vào tháng Chín tới.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của vaccine này vẫn là để ngỏ vì chưa có nhiều thử nghiệm thực tế. Vaccine "ChAdOx1 nCoV-19", thành quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford, là một trong số ít nhất 70 loại vaccine tiềm năng đang được các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ sinh học trên khắp thế giới phát triển. Ít nhất 5 trong số các loại vaccine này đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu trên người.

Tính đến sáng 18/4, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 14.576 người tại Anh trong tổng số 108.692 người nhiễm virus.

Thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc ngày 17/4 đã sửa đổi số liệu các bệnh nhân được xác nhận nhiễm COVID-19, cũng như số ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này.

Tổng số trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận tại Vũ Hán đã được điều chỉnh tăng thêm 325 ca, lên 50.333 người, và số người Tu vong tăng thêm 1.290 ca, lên 3.869 người. Trong một thông báo, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa đại dịch COVID-19 thành phố Vũ Hán cho biết những sửa đổi trên được thực hiện theo luật pháp và quy định liên quan cũng như nguyên tắc chịu trách nhiệm về lịch sử, người dân và người quá cố. Điều này đảm bảo rằng thông tin về dịch bệnh của thành phố là công khai và minh bạch, và dữ liệu là chính xác.

Tổng số ca nhiễm virus vượt qua 10.000 người, Nhật Bản hỗ trợ gần 1.000 USD cho mỗi người dân

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cảnh báo việc giảm tiếp xúc giữa người dân hiện nay không đủ để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục ở trong nhà và tránh ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.

Thủ tướng Abe cho biết chính phủ sẽ đẩy nhanh việc hỗ trợ tài chính. Ông cũng thông báo chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân - với mức 100.000 yên (khoảng 930 USD) - và kế hoạch này đang được xúc tiến.

Tới 8h00 sáng 18/4, Nhật Bản ghi nhận 9.787 mắc COVID-19 và 190 ca Tu vong.

Tại Hàn Quốc, đến sáng nay ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 5 liên tiếp duy trì ở mức trên dưới 30, tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 73%. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới hết ngày 17/4, với 22 ca mới được phát hiện, số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc đã lên 10.635 người. Số ca Tu vong là 230 (tăng thêm 1 ca), trong đó hơn 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi.

Nhân viên y tế tẩy trùng tại Hàn Quốc. (Nguồn: Kyodo)

KCDC cũng xác nhận số lượng người có kết quả xét nghiệm tái nhiễm virus SARS-CoV-2 đã có 133 ca, chủ yếu ở độ tuổi 20 và 50. Đây là những người đã được điều trị hoàn toàn bình phục sau khi bị nhiễm lần đầu và được gỡ bỏ cách ly nhưng lại có kết quả dương tính khi được xét nghiệm lại. Số ca phát hiện tái tái dương tính chiếm 2,1% tổng số những người được chữa khỏi và được trở về nhà.

Indonesia có số ca nhiễm bệnh cao nhất khu vực, Singapore bùng phát lây nhiễm trong lao động nhập cư

Indonesia thông báo ghi nhận thêm 407 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 5.923. Như vậy, hiện số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt Philippines, trở thành nước có số người mắc bệnh nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng ngày, nước này đã ghi nhận thêm 24 ca Tu vong, đưa tổng số trường hợp Tu vong lên 420.

Giáo sư Wiku Adisasmito, người dẫn đầu nhóm chuyên gia thuộc đội đặc nhiệm phản ứng COVID-19, cho biết, dịch bệnh tại Indonesia có thể lên tới đỉnh điểm với khoảng 100.000 ca nhiễm và trên 1.000 ca Tu vong vào tháng 5.

Bộ Y tế Singapore xác nhận có thêm 623 ca mắc COVID-19 mới, đa số là người lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Như vậy tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Singapore đã vượt qua ngưỡng 5.000 ca, lên 5.050 bệnh nhân, với 683 người đã hồi phục, 10 ca Tu vong.

Singapore đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng người lao động nhập cư sống trong các ký túc xá đông người. Hôm trước, nước này ghi nhận số ca mắc bệnh mới kỷ lục trong ngày là 728 người. Phó Giáo sư Alex Cook, tại cơ sở Y tế cộng đồng Saw Swee Hock - Đại học Quốc gia Singapore, nhận định số ca lây nhiễm trong người lao động nhập cư có thể lên tới ít nhất 10.000-20.000 vào cuối tháng Tư này.

Trong bối cảnh nhiều người vẫn đổ ra đường phố bất chấp lệnh phong tỏa, ngày 17/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh báo sẽ áp dụng phong tỏa giống biện pháp thiết quân luật để ngăn chặn việc này.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh báo cáo của chính quyền cho thấy số lượng ô tô lưu thông trên đường phố ở thủ đô Manila tăng đột biến sau khoảng 1 tháng vắng bóng kể từ khi áp đặt lệnh phong tỏa để phòng, chống COVID-19.

Bộ Y tế Philippines thông báo đã ghi nhận thêm 218 ca mắc COVID-19 và 25 trường hợp Tu vong. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Philippines là 5.878 và 387 người Tu vong.

H.Anh (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/so-ca-nhiem-va-tu-vong-tang-cao-chua-tung-thay-my-chi-hang-ti-usd-mua-thuc-pham-phat-cho-nguoi-dan-nuoc-anh-dang-san-xuat-1-trieu-lieu-vaccine-20200418083536539.htm)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY