Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sở Y tế TPHCM hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học

(MangYTe) Nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát và phòng chống dịch bệnh COVID-19, quản lý chặt chẽ, phát hiện kịp thời và kiểm soát ngay khi có trường hợp nguy cơ xảy ra, Sở Y tế TPHCM vừa đề nghị Sở GDĐT, Sở LĐTBXH chỉ đạo, yêu cầu các trường học thực hiện nhiều công việc quan trọng.

Ngày 14/2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã ký ban hành văn bản số 714/SYT-NVY về việc cập nhật hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 (tên gọi mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra) trong trường học.

Văn bản cho biết, tính đến 8 giờ sáng ngày 14/2/2020 theo thông tin từ Bộ Y tế, đã có 64.171 người mắc bệnh COVID-19 (tăng hơn 5.000 người so với ngày 13/2/2020). Đáng chú ý, đã có 1.486 người Tu vong do mắc bệnh này. Trong đó, số người Tu vong tại lục địa Trung Quốc là 1.483 người, Philippines 1 người, Hồng Kông 1 người, Nhật Bản 1 người.

Riêng tại Việt Nam, hiện tại đã có 16 người mắc bệnh, bao gồm: Vĩnh Phúc 11 người, Khánh Hòa 1 người, Thanh Hóa 1 người và TPHCM 3 người.

Do đó, nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát và phòng chống dịch bệnh COVID-19, quản lý chặt chẽ, phát hiện kịp thời và kiểm soát ngay khi có trường hợp nguy cơ xảy ra, Sở Y tế TPHCM đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, yêu cầu các nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường. Song song với đó, cha mẹ học sinh không vào trong trường, bảo vệ các nhà trường hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường.

Sở Y tế TPHCM cũng đề nghị các sở nói trên chỉ đạo, yêu cầu cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên lưu ý các thực hiện nhiều hoạt động để tăng cường sức khỏe cho con, em mình, ví dụ như: súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cho cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

“Đối với trẻ em mầm non, học sinh: Cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ cho học sinh. Nếu có sốt hoặc ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế”, Sở Y tế TPHCM đề nghị.

Đồng thời, Sở Y tế TPHCM cũng đề nghị các sở nói trên chỉ đạo, yêu cầu các nhà trường, đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh có một ly nước dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường… trước khi học sinh quay trở lại học. Nếu nhà trường cung cấp khăn mặt, khăn lau tay cho học sinh thì phải đảm bảo mỗi học sinh có 1 khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.

Ngoài ra, các nhà trường còn phải bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ. Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

Chưa hết, các nhà trường còn phải thực hiện công tác khử khuẩn tại nhà trường. Khử khuẩn bằng các chất rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

Nguyễn Thanh Vĩnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/so-y-te-tphcm-huong-dan-phong-chong-dich-benh-covid-19-trong-truong-hoc-post73684.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY