Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sởi tăng cao toàn cầu, WHO khuyến cáo khách quốc tế nên tiêm vắc xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành

Cục Y tế dự phòng - Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Bộ Y tế cho biết, WHO vừa đưa ra khuyến cáo đối với hành khách quốc tế liên quan đến bệnh sởi trước tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng cao trên thế giới.

Dịch sởi lây lan nhanh ở nhóm người chưa tiêm vắc xin

Trong những tháng đầu năm 2019, các trường hợp mắc sởi liên tục tăng cao trên thế giới, kể cả ở các quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao do bệnh dịch lây lan nhanh ở các nhóm người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới đã có khuyến cáo đối với hành khách quốc tế nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh sởi.

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới với nguy cơ tiến triển rất nặng. Năm 2017, năm có số liệu tổng hợp gần nhất, bệnh sởi là nguyên nhân của khoảng 110.000 trường hợp Tu vong. Kể cả tại các quốc gia có thu nhập cao, các trường hợp biến chứng chiếm tới 1/4 trong số các bệnh nhân nhập viện và có thể dẫn tới những di chứng lâu dài, từ tổn thương não, mù mắt tới mất khả năng nghe.

WHO khuyến nghị, tất cả các hành khách nên tiêm vắc xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành.

Triệu chứng ban đầu của sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10-12 ngày sau khi phơi nhiễm và kéo dài từ 4-7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và những hạt nhỏ màu trắng bên trong vùng má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau vài ngày, bắt đầu nổi ban và thường ở vùng mặt và phía trên cổ. H

ầu hết các trường hợp Tu vong liên quan đến sởi là do các biến chứng của bệnh bao gồm cả mù mắt, viêm não, tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa, hoặc viêm phổi.

Biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi là tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi, vắc xin này thường được phối hợp với vắc xin quai bị và rubella.

Nguy cơ nhiễm khuẩn của những người đi lại quốc tế

Theo WHO, bệnh sởi lây lan khi ho và chảy nước mũi, họng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong vòng 2 giờ, vi rút vẫn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban.

Trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh sởi và các biến chứng. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi (ví dụ người chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi) đều có thể bị mắc bệnh.

Khuyến cáo đối với hành khách để ngăn ngừa lây lan quốc tế bệnh sởi

- Những ổ dịch sởi gần đây cho thấy rõ những khoảng trống trong việc chống lại dịch bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn. Tất cả các hành khách quốc tế nên kiểm tra tình trạng tiêm chủng để đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi.

- Những người chưa chắc chắn về tình trạng tiêm vắc xin sởi nên được tiêm ít nhất một mũi vắc xin sởi. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, tất cả các hành khách nên tiêm vắc xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành.

- Vắc xin sởi có thể được tiêm cùng thời điểm với các loại vắc xin khác như vắc xin sốt vàng.

- Tất cả các hành khách nên nhận hướng dẫn từ các cán bộ y tế và ý thức về nguy cơ nhiễm bệnh sởi, sự lây truyền và triệu chứng của bệnh sởi.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/so-mac-soi-tang-cao-who-ra-khuyen-cao-doi-voi-hanh-khach-quoc-te-n160179.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY