Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Sỏi thận đau ở đâu? Phải làm gì để giảm đau?

Những cơn đau do sỏi thận gây ra đã khiến bạn cảm thấy hết sức khó chịu. Bài viết sau sẽ giúp bạn xác định vị trí và các cách giảm đau do sỏi thận gây ra.

là một bệnh lý phổ biến nhưng sỏi thận lại có những dấu hiệu lâm sàng lại khó nhận biết, ngoài những cơn đau ra. vậy, người bị sỏi thận sẽ đau ở đâu và có thể làm gì để giảm đau?

I- Một số điều bạn cần biết về sỏi thận

Sỏi thận được hình thành từ quá trình kết tủa ở một số khoáng chất ở trong nước tiểu. Những viên sỏi này thường xuất hiện ở trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản, cuối cùng là xuống bàng quang.

Tuy nhiên, chu trình đó chỉ có thể diễn ra khi kích thước của sỏi còn nhỏ, càng nhỏ thì càng có khả năng thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Trường hợp sỏi ở mức trung bình đến lớn thì sẽ ở lại trong các cơ quan của hệ bài tiết, nếu không có biện pháp điều trị thì sẽ ngày càng to hơn.

Quá trình hình thành sỏi thường sẽ không biểu hiện bằng những triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc xác định một người có bị sỏi thận hay không ngay ở giai đoạn này là rất khó.

Đến giai đoạn sau, khi sỏi đã bắt đầu có hình thù và to lên thì bệnh nhân mới bắt đầu có cảm giác đau đớn, đi tiểu ra lợn cợn. theo đó, sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến và để lại những hậu quả khó lường nếu như không được điều trị kịp thời.

Vậy, những viên sỏi làm cách nào có thể hình thành được ở trong thận của chúng ta?

Như đã nói ở trên, sỏi thận là kết quả của sự kết tủa của các chất khoáng chứa trong nước tiểu. hợp chất đó có thể do sự nhiễm độc, do thực phẩm, các loại Thu*c giàu canxi, vitamin c v.v…hơn nữa, sản phẩm trung gian của vitamin c là acid oxalic, khi dùng ở liều cao có thể khiến cho chúng ta bị sỏi thận.

Mặt khác, việc cung cấp nước không đầy đủ cho cơ thể (đặc biệt là đối với những người lao động chân tay) hoặc uống quá nhiều nước trong 1 lần. Uống nước quá ít hoặc nước giàu canxi sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, phản khoa học như chỉ ăn những món mà mình thích, ăn nhiều thịt, ăn mặn, nghiện rượu…đều dẫn đến tình trạng tích tụ sỏi trong thận.

Người bị nhiễm trùng bộ phận Sinh d*c (do không vệ sinh sạch sẽ hoặc do các vấn đề về bệnh lý khác) có nguy cơ bị sỏi thận hơn những người khác. nhiễm trùng bộ phận Sinh d*c sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tạo mủ và lắng đọng lại các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

Một số nguyên nhân về bệnh lý như dị dạng đường tiểu cũng sẽ làm cản trở lưu thông nước tiểu, gây ứ đọng và tạo nên sỏi. bên cạnh đó, sỏi thận có thể là do nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi bàng quang và sỏi niệu quản là do nhiễm khuẩn ngược dòng.

II- Bị sỏi thận sẽ đau ở đâu?

Ở giai đoạn mới hình thành, bệnh nhân bị sỏi thận sẽ không nhận ra những bất thường, chỉ khi sỏi phát triển lớn hơn thì mới có những cơn đau rõ ràng hơn cùng với các triệu chứng đi kèm bao gồm:

    Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở một bên thận và lưng. Vị trí đau di chuyển từ xương sườn, sau đó lan đến vùng bụng dưới với háng.

III- Làm thế nào để giảm đi cơn đau do sỏi thận?

Sỏi thận không phải là một căn bệnh mà bạn có thể xem thường, vì vậy ngay khi nghi ngờ mắc bệnh bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhân. thông thường thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng Thu*c chống viêm, giảm đau và chống co thắt, chống nhiễm trùng v.v…bằng các loại Thu*c kháng sinh.

Nếu sau khi dùng Thu*c mà cơn đau do sỏi thận gây ra vẫn không được các thiện thì kỹ thuật chụp x-quang sẽ được tiến hành, mục đích là để bác sĩ xác định được vị trí và kích thước của sỏi. từ đó lựa chọn các biện pháp loại bỏ sỏi.

Theo đó, các cơn đau do sỏi thận mang lại thường sẽ kéo dài và khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. chính vì vậy, bác sĩ sẽ dùng Thu*c visceralgin tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng các loại Thu*c giảm đau chống viêm không steroid (cụ thể gồm voltaren 75mg/ống, tilcotil 20 mg/ống hay profenid 100 mg/ống). liều lượng Thu*c tiêm phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.

Ngoài ra, một cách giúp giảm đau do bị sỏi thận nhanh chóng là sử dụng nhiệt. bệnh nhân chuẩn bị một ít nước nóng và thấm vào khăn bông, sau đó đắp vào vùng thắt lưng. biện pháp này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đi cảm giác đau đớn.

Khi bị sỏi thận, bạn cũng lưu ý uống đủ nước nhưng không uống quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho lượng nước dư thừa tích tụ lên vùng trên của sỏi, tăng thêm áp lực cho thận và tạo điều kiện cho cơn đau rõ ràng hơn.

Trên đây là những thông tin (mang tính tham khảo) về vị trí chịu những cơn đau khi bạn bị sỏi thận và biện pháp khắc phục. mọi thắc mắc xoay quanh việc điều trị, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/soi-than-dau-o-dau-phai-lam-gi-de-giam-dau)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY