Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sống biệt lập, ít giao tiếp khiến đại não nhỏ đi

Các nhà khoa học Đức kết luận rằng tính trung bình, trong quá trình sống biệt lập, hồi hải mã của các nhà thám hiểm vùng cực trở nên nhỏ hơn 7% so với những người tham gia nhóm đối chứng.

Trước đây, cả Nga lẫn Mỹ đều đã tiến hành những thử nghiệm để kiểm tra tình trạng sống biệt lập ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người nhằm tìm cách khắc phục những hậu quả đó đối với các nhà du hành vũ trụ trong chuyến bay dài ngày thám hiểm không gian.

Theo LiveScience, mới đây, Viện Max Planck và Phòng khám Charité đã nhận thấy những nếp nhăn não của các nhà thám hiểm vùng cực người Đức đã giảm kích thước sau khi trú đông 14 tháng tại một trạm thám hiểm ở Nam Cực. Được biết, 5 người đàn ông và 4 phụ nữ đã tham gia vào cuộc thám hiểm ở trạm Neumayer.

Kết quả, một chuyến thám hiểm vùng cực dài và đơn điệu là một thử thách khắc nghiệt đối với cơ thể và tâm lý, hồi hải mã trở nên có kích thước nhỏ hơn do tình trạng sống biệt lập, giao tiếp hạn chế, cảnh quan đơn điệu, nhàm chán. Các thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy những điều kiện như vậy có thể dẫn đến suy giảm chức năng của hồi hải mã (hippocampus) - khu vực của não liên quan đến hoạt động của các cơ chế bộ nhớ và điều hướng.

Bằng phương pháp chụp MRI, các nhà khoa học đã kiểm tra não của các thành viên thám hiểm trước và sau khi họ ở trạm Nam cực. Ở nhóm đối chứng, các phép đo tương tự đã được thực hiện đối với 9 người cùng độ tuổi và giới tính, những người sống cuộc sống bình thường trên đất liền. Trung bình, trong quá trình sống biệt lập, hồi hải mã của các nhà thám hiểm vùng cực trở nên nhỏ hơn 7% so với những người tham gia nhóm đối chứng.

Kết quả nghiên cứu trên mang tính thời sự trong bối cảnh những sứ mệnh thám hiểm không gian có người lái, đặc biệt khi các chuyến bay dài ngày thám hiểm Mặt trăng và Sao Hỏa càng đến gần, câu hỏi về cách cơ thể phản ứng với điều kiện cô lập, đơn điệu càng phải được làm sáng tỏ.

Vũ Trung Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/cau-chuyen-kham-pha-c-106/song-biet-lap-it-giao-tiep-khien-dai-nao-nho-di-127134.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY