Theo BS Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới Trung ương), cơ chế lây truyền của sốt xuất huyết là, muỗi đốt người bệnh, hút phải máu có virus, sau đó virus nhân lên trong cơ thể muỗi. Sốt xuất huyết có 2 khả năng lây truyền tiếp: Virus ra tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người khác, chúng truyền virus cho người khác.
Ngoài ra, virus truyền sang trứng muỗi. Khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền virus cho người khác sẽ bị sốt xuất huyết.
Còn những băn khoăn như “sốt xuất huyết có lây truyền qua đường T*nh d*c”, BS Cấp khẳng định: “Không có chuyện sốt xuất huyết lây truyền qua đường T*nh d*c”.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, nếu người đang sốt xuất huyết mà hiến máu thì người nhận máu có thể nhiễm, nhưng điều này thì không bao giờ có. Bởi người đang đang sốt xuất huyết thì không thể hiến máu.
Đến nay chưa từng ghi nhận ca sốt xuất huyết nào lây qua bơm kim tiêm. Và chưa ghi nhận ca nào lây từ máu của người sốt xuất huyết dính vào vết thương hở của người lành.
TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, đặc điểm nhận dạng loại muỗi Aedes là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn.
Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy, chỉ một con mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người. Đặc biệt, trứng của chúng có thể chịu được khô hạn hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước.
Loại muỗi truyền bệnh này thông thường chỉ bay trong vòng 80-100 m hoặc có thể bay xa hơn tùy theo độ nhẹ, thậm chí chúng có thể đi theo các phương tiện giao thông, máy bay tới các khu vực khác kèm theo nguy cơ truyền bệnh tại nơi đó.
TS Chính lưu ý, muỗi vằn chỉ đốt đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và trước hoàng hôn. Tuy nhiên, người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm. Điều đó làm tăng nguy cơ bị muỗi vằn đốt và mắc bệnh.