Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sự phục hồi không ngờ của bệnh nhân đột quỵ não

Bệnh nhân Vũ Trường G., 72 tuổi, ở số 1, cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội (Thương binh 1/4), có tiền sử tăng huyết áp 5 năm, tắc xoang tĩnh mạch dọc trên sọ não.

Vào viện tháng 3/2019 trong tình trạng rối loạn ý thức, đau đầu, liệt nửa người phải, không nói được, rối loạn cơ vòng. được cấp cứu điều trị tại khoa (a14), bệnh viện quân y 103 với chẩn đoán chảy máu não ổ lớn vùng đỉnh bán cầu trái. chụp cắt lớp vi tính sọ não thấy hình ảnh chảy máu não ổ lớn vùng đỉnh bán cầu trái, kích thước dài 7,5cm, rộng 3,8cm và cao 4,5cm, thể tích xấp xỉ 64ml máu, đè ép não thất bên trái và phù não xung quanh ổ chảy máu.

Hình ảnh tắc xoang tĩnh mạch dọc trên sọ não.

Bệnh nhân được điều trị 30 ngày tại Khoa Đột quỵ, phác đồ chống phù não, kiểm soát huyết áp, cân bằng nước và điện giải, dưỡng não, kháng sinh và tập phục hồi chức năng sớm từ ngày thứ ba của bệnh tại giường bệnh cấp cứu. Sau đó chuyển Khoa Phục hồi chức năng tháng 4/2019 trong tình trạng: Ý thức tỉnh, Glasgow 15 điểm; Rối loạn ngôn ngữ vận động mức vừa (nói khó, không nói được cả câu, khó nghe); Liệt dây VII trung ương phải; Liệt nửa người phải tay đều chân độ 2/5 theo MRC; Trương lực cơ tăng nhẹ nửa người phải, điểm Ashworth 1 ; Không có rối loạn cơ vòng; Người bệnh chưa đi lại được, chưa tự phục vụ được bản thân, phải nhờ trợ giúp một phần trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

Theo đánh giá và tiên lượng của chủ nhiệm khoa lê thị kiều hoa, bị chảy máu não lớn bán cầu trái, nhiều chức năng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ tàn phế lớn: liệt nửa người phải mức độ nặng, mất toàn bộ chức năng vận động, sinh hoạt của người bệnh; nói loạn ngôn ngữ do tổn thương lớn ở bán cầu trội, rất khó khăn khi nói và diễn giải lời nói; trí nhớ bị ảnh hưởng. tuy nhiên, khoa phục hồi chức năng đã hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị toàn diện và tích cực nhất bao gồm: điện xung nửa người bên liệt giúp phục hồi chức năng liệt; chiếu hồng ngoại để tăng tuần hoàn, tránh loét điểm tỳ; xoa bóp áp lực hơi giúp tăng lưu thông tuần hoàn, phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu; tập vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu tích cực vừa thụ động và vừa chủ động theo từng giai đoạn phục hồi... kết quả sau 60 ngày điều trị (3 đợt) tại khoa phục hồi chức năng, phục hồi rất tốt.

Ngày 28/6/2019 sau khoảng 3 tháng điều trị tích cực, được ra viện trong tình trạng: tỉnh, trí nhớ bình thường, hết rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp tốt. hết liệt chân và tay, không có rối loạn cảm giác, ăn ngủ bình thường. đi lại bình thường, tự chủ hoàn toàn trong sinh hoạt cá nhân. trên phim chụp mri sọ não đánh giá lại tổn thương sau 3 tháng điều trị cho thấy hình ảnh ổ khuyết não (dịch hóa) vùng đỉnh bán cầu trái, thông thương với não thất bên, kích thước 3cm x 1cm.

Chủ nhiệm khoa hướng dẫn bệnh nhân tập vận động PHCN.

Bà Trần Thị Lý là vợ của người bệnh cảm động nghẹn ngào chia sẻ với chúng tôi: “Thật không thể ngờ sức khỏe của chồng tôi lại phục hồi tốt đến vậy! Khi mới bị bệnh, sau đó phục hồi ở Khoa Phục hồi chức năng, tôi và gia đình rất lo lắng, nghĩ rằng bệnh của chồng tôi nặng như vậy thì sẽ không thể phục hồi, không thể đi lại được. Vậy mà phép màu đã đến với gia đình tôi, chồng tôi đã được các y bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Quân y 103, trực tiếp là TS. Nguyễn Văn Tuấn, với sự tận tình, phương pháp điều trị tốt nhất, nên đã giúp bệnh của chồng tôi phục hồi gần như hoàn toàn. Đặc biệt hơn là phương pháp trị liệu ở đây không có tốn kém, Thu*c và các kỹ thuật điều trị đều được bảo hiểm y tế thanh toán”.

Kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân sau cho thấy công tác phối hợp điều trị giữa khoa đột quỵ và khoa phục hồi chức năng cần phối hợp tốt hơn nữa để bệnh nhân sớm trở về cuộc sống bình thường, không làm gánh nặng cho xã hội.

Theo ts. nguyễn văn tuấn, chủ nhiệm bộ môn phục hồi chức năng, người có nhiều năm điều trị và nghiên cứu phục hồi cho biết, bệnh có nguy cơ Tu vong thứ 3 sau tim mạch và ung thư, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. thường gặp người trên 50 tuổi, bị ảnh hưởng nhiều chức năng như vận động (liệt nửa người), méo miệng, rối loạn cảm giác nửa người, rối loạn thăng bằng, rối loạn ngôn ngữ, sa sút trí tuệ, rối loạn cơ vòng, rối loạn nuốt, rối loạn tâm thần... do vậy, phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ rất phức tạp, yêu cầu phải toàn diện, nhiều biện pháp kỹ thuật. kết hợp giữa điều trị phục hồi chức năng với phòng các biến chứng do đột quỵ gây ra, đồng thời phải dùng Thu*c điều trị dự phòng tránh tái phát đột quỵ.

Đào Kim Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/su-phuc-hoi-khong-ngo-cua-benh-nhan-dot-quy-nao-n160086.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY