Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sự thật bất ngờ: Ai tưởng mì chính ngọt là sai lầm, nó chỉ làm món ăn mặn thêm

Thành phần của mì chính có chứa natri. Đây chính là nguồn đưa muối mặn vào cơ thể.

Gs đỗ doãn lợi – nguyên viện trưởng viện tim mạch quốc gia cho biết, thành phần chính của mì chính chứa nhiều muối natri.

Nhiều người cho rằng thêm mì chính sẽ giúp món ăn "đưa miệng" và có vị ngọt hoặc khí nấu ăn quá mặn thì dùng mì chính để "chữa cháy". đây là một việc làm vô cùng sai lầm. nó chỉ khiến món ăn càng thêm mặn hơn.

Bên cạnh đó, ts trương đình bắc - phó cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế) cho biết, mì chính tuy có vị ngọt nhưng bản chất nó vẫn chứa nhiều natri. đây chính là nguồn đưa muối mặn vào cơ thể. natri có tác dụng làm tăng thể tích tuần hoàn máu. người ăn mặn sẽ cần uống nhiều nước. một lượng nước lớn đi vào máu sẽ khiến nước đổ về các mạch máu gia tăng kéo theo việc tăng áp lực cho mạch máu. khi đó, tim phải co bóp đẩy máu nhiều hơn. về lâu dài, nó có thể dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp, suy tim.

Ảnh minh họa.

Khi huyết áp tăng, lượng máu xối lên các thành mạch nhiều hơn. Hiện tượng này kết hợp với tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ gây ra xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo chúng ta nên ăn ít muối và mì chính.

Mì chính không hề gây ra một số bệnh như lời đồn. năm 1987, tổ chức y tế thế giới (who) đã kết luận "quá trình chuyển hóa mì chính trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, mì chính an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định".

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý rằng, thành phần của mì chính là natri. tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tiêu hóa. do đó, chúng ta không nên lạm dụng mì chính.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 12 tuổi, người lớn cũng không cần sử dụng các gia vị như muối, nước mắm, mì chính. với trẻ lớn hơn cũng không nên sử dụng vì mì chính không có giá trị dinh dưỡng.

Khi nấu, nếu đã cho mì chính thì nên giảm lượng muối để đảm bảo không dư thừa muối.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/su-that-bat-ngo-ai-tuong-mi-chinh-ngot-la-sai-lam-no-chi-lam-mon-an-man-them-d298904.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/su-that-bat-ngo-ai-tuong-mi-chinh-ngot-la-sai-lam-no-chi-lam-mon-an-man-them/20201227045123254)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY