Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sự thật về việc “người không đủ chuyên môn gây tê cho sản phụ”

Vừa qua một cơ quan báo chí có đăng tải video clip về việc “Người không đủ chuyên môn thực hiện gây tê cho sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang”; trong đó, có nêu điều dưỡng Lê Thị Phương Lan thực hiện gây tê tủy sống để mổ bắt con là sai quy định. Phóng viên (PV) báo Sức khỏe Ðời sống đã vào cuộc tìm hiểu.

Theo đó, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang là bệnh viện hạng II - bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh và là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM đã được hướng dẫn, giám sát thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu.

Theo BSCKII. Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, điều dưỡng (trước đây còn gọi là y tá) có nhiều trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học (hiện nay chỉ còn điều dưỡng từ trung cấp trở lên). Điều dưỡng có rất nhiều chuyên ngành khác nhau như đa khoa, ngoại, sản, nhi, ung bướu, gây mê - hồi sức... Mỗi chuyên ngành có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu chỉ nói thuật ngữ “điều dưỡng” đơn thuần, mọi người sẽ hiểu theo nghĩa thông thường là cán bộ y tế có trình độ trung cấp, chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân theo y lệnh của bác sĩ. Điều này không sai, nhưng chưa đủ và chưa đúng hoàn toàn, vì điều dưỡng có nhiều trình độ và nhiều chuyên ngành khác nhau.

Căn cứ  Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế, điều dưỡng, có quy định điều dưỡng “thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách”.

Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.

Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.

Căn cứ Điểm i, Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn công tác gây mê hồi sức có quy định nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức tại khu phẫu thuật là: “Phân công, giám sát các hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức” và Điểm a Khoản 2 Điều 12 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức: “Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức được thực hiện một số nhiệm vụ của bác sĩ gây mê - hồi sức nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện, phù hợp với khả năng chuyên môn, được sự chấp nhận và chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức chỉ thực hiện một số nhiệm vụ của bác sĩ gây mê - hồi sức khi ở khoa chưa có bác sĩ gây mê - hồi sức”.

Căn cứ Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế tại Điều 11, Chương V có quy định “Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản”.

Như vậy, ngoài bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức thì điều dưỡng chuyên khoa gây mê hồi sức được trực tiếp thực hiện kỹ thuật gây tê, gây mê cho bệnh nhân, nhưng phải được bác sĩ giám sát việc thực hiện để xử lý khi cần thiết.

Bà Lê Thị Phương Lan là Cử nhân điều dưỡng (đại học) có chuyên ngành Gây mê hồi sức. Một trong các yêu cầu về kỹ năng của chuẩn đầu ra của cử nhân điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức tại Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là “thực hiện được các kỹ thuật gây mê hồi sức phức tạp và chuyên sâu để tiến hành gây tê, gây mê hồi sức để vô cảm và chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau mổ”. Bà Lê Thị Phương Lan được Sở Y tế Tiền Giang cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 001388/TG-CNHN ngày 18/02/2014. Như vậy, cử nhân điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức Lê Thị Phương Lan đã được đào tạo và có kỹ năng thực hiện gây tê, gây mê và đã được Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, cử nhân điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức Lê Thị Phương Lan còn được bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức Nguyễn Thị Bích Thủy giám sát khi thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống cho sản phụ.

Căn cứ theo các quy định nêu trên thì việc cử nhân điều dưỡng Lê Thị Phương Lan được phép gây tê tủy sống cho bệnh nhân dưới sự giám sát của BS. Nguyễn Thị Bích Thủy.

Trong chuyên ngành Sản phụ khoa, kỹ thuật mổ lấy thai và cấp cứu các tai biến sản khoa là phẫu thuật cấp cứu thường gặp, có khi phải thực hiện nhiều ca trong cùng thời điểm. Theo ý kiến của lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện được Bộ Y tế phân công phụ trách công tác sản phụ khoa các tỉnh phía Nam (trong đó có Tiền Giang), được phép đại diện Bộ Y tế xử lý các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ có liên quan tại cuộc họp ngày 21/5/2020, thì tình trạng các bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức thiếu hụt là tình trạng chung của cả nước, một bác sĩ gây mê hồi sức có thể phụ trách đồng thời 02 phòng mổ (hoặc hơn), nên phải hướng dẫn, phân công, giám sát để điều dưỡng gây mê hồi sức trực tiếp thực hiện gây mê, gây tê theo Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế và các văn bản hiện hành.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã giới thiệu và mời PGS.TS. Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam, trao đổi với các thành viên dự họp về nội dung này qua video call. PGS.TS. Công Quyết Thắng khẳng định, điều dưỡng gây mê hồi sức trực tiếp thực hiện gây mê, gây tê dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức như trường hợp của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang là đúng quy định theo Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế. Khi thiếu bác sĩ gây mê hồi sức, thì giám đốc bệnh viện phải đánh giá, phân công và chịu trách nhiệm cho điều dưỡng gây mê hồi sức trực tiếp thực hiện gây mê, gây tê cũng như trường hợp khoa không có bác sĩ gây mê hồi sức nhằm đáp ứng nhu cầu công tác tại bệnh viện. PGS.TS. Công Quyết Thắng sẽ phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải clip để nói về vấn đề này khi Tiền Giang có văn bản đề nghị đến Hội Gây mê hồi sức Việt Nam.

Được biết, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang hiện chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức nên còn thiếu so với nhu cầu, do đó, Giám đốc Bệnh viện phải phân công, sắp xếp để cho bác sĩ trực tiếp thực hiện hoặc giám sát các điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức thực hiện gây mê, gây tê cho sản phụ. Đến tháng 10 năm 2018, Bệnh viện Phụ sản được tăng cường thêm BS. Thạch Diễm Ca (bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức từ Bệnh viện đa khoa Trung tâm). Sở Y tế Tiền Giang đã chỉ đạo cho Bệnh viện Phụ sản tiếp tục tăng cường đào tạo chuyên ngành gây mê hồi sức cho các bác sĩ, đồng thời hợp đồng thêm nhân lực hoặc tranh thủ sự chi viện về nhân lực gây mê hồi sức của các bệnh viện khác để đáp ứng nhu cầu gây mê, gây tê tại bệnh viện.

Anh Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/su-that-ve-viec-nguoi-khong-du-chuyen-mon-gay-te-cho-san-phu-n174582.html)

Tin cùng nội dung

  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Từ tháng 2/2014, Viện Huyết học và truyền máu (HHTM) TƯ và BV Phụ sản Hà Nội chính thức khởi động chương trình hợp tác “làm giàu” ngân hàng TBG cuống rốn.
  • Mangyte có thể cung cấp bảng giá điều trị hiếm muộn chi tiết của BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn? Càng chi tiết càng tốt ạ. Chân thành cảm ơn! (Phan Thị Linh - Long An)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY