Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Sửa Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc hiệu quả sức khoẻ người dân

Theo Bộ Y tế, việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quy định, tổ chức thực hiện.

Nhân viên y tế giải quyết các thủ tục khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Ảnh: TTXVN

Hội thảo định hướng chính sách về sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 18/10, tại Hà Nội nhằm thảo luận, tổng kết, đánh giá những vấn đề trọng tâm trong chính sách bảo hiểm y tế và đề xuất nội dung liên quan đến định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

Tại hội thảo, các đại biểu được cập nhật thông tin về thực trạng, triển khai chính sách pháp luật bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2018; thảo luận về những tồn tại, bất cập của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành.

Trên cơ sở đó, các đại biểu xác định cách tiếp cận sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế dựa trên bài học kinh nghiệm trong nước, quốc tế...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn,Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Quá trình thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực.

Đến nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 86,9% dân số. Tỷ lệ đóng góp từ quỹ bảo hiểm y tế trong tổng chi y tế tăng qua các năm.

Bảo hiểm y tế đã đóng góp phần quan trọng vào tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quy định, tổ chức thực hiện.

Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, mức hưởng, tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế…

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế là cần thiết nhằm khắc phục khó khăn vướng mắc để bảo hiểm y tế là công cụ hữu hiệu trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân theo hướng công bằng, hiệu quả.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng nhóm chuyên gia, đã giới thiệu hệ thống chính sách pháp luật hiện hành về bảo hiểm y tế.

Ông cho rằng về cơ bản chính sách pháp luật bảo hiểm y tế đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng cần sửa đổi một số nội dung để tránh ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người dân trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu, tham khảo Luật Bảo hiểm y tế ở một số nước, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên gợi ý một số chính sách sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng: Sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế; tiếp tục khẳng định thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; mở rộng phạm vi chi trả để sử dụng quỹ có hiệu quả, từng bước đa dạng hóa gói dịch vụ bảo hiểm y tế; có lộ trình và địa chỉ chịu trách nhiệm.

Đề cập đến tình hình thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Tất Thao, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đề xuất: Cần phát triển đối tượng và công tác thu bảo hiểm y tế tập trung vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bền vững, thay đổi phương thức thu bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó cần tăng chế độ xử phạt đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng nhằm đảm bảo công bằng giữa công và tư; xem xét lại chính sách thông tuyến và miễn cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, có chi phí cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; bổ sung đầy đủ công cụ và phương pháp giám định…

Liên quan đến sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo chuyên gia về định hướng sửa đổi luật tại Hà Nội (ngày 21/6/2018) và hội thảo về sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế mở rộng khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 18/8/2018).

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc841db76801b6e022cb354)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY