Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Súng cướp cò bắn xuyên cổ chàng trai

Hà Nội-Chàng trai 29 tuổi, ở Nghệ An, bị súng bắn chim cướp cò bắn xuyên từ cổ lên vùng sau tai phải.

Bệnh nhân được đưa đến khoa tai mũi họng, bệnh viện trung ương quân đội 108, ngày 15/10. ở bệnh viện địa phương, người bệnh được chẩn đoán dị vật xương chũm, sát đường đi dây thần kinh số 7, đã được cầm máu, kháng sinh, chống viêm, giảm đau, chưa can thiệp ngoại khoa.

Vào bệnh viện 108, người bệnh vẫn tỉnh, tiếp xúc tốt, không liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. vết thương vùng cổ bên phải là đường vào của dị vật đã liền. phim chụp ct vùng đầu cổ có hình ảnh dị vật kim khí hình viên đạn kích thước 11x9,5 mm ở vùng mỏm chũm bên phải.

Bác sĩ đã phẫu thuật dưới kính hiển vi mở xương chũm tìm và lấy viên đạn. Sau mổ ngày thứ 5, toàn trạng người bệnh ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Việt Hưng cho biết trường hợp bị thương do hỏa khí có cơ chế chấn thương rất phức tạp. Đầu đạn bắn từ vùng cổ xuyên lên sau tai phải, qua các bộ phận quan trọng vùng đầu cổ như bó mạch cảnh, dây thần kinh, tuyến nước bọt mang tai... Bệnh nhân này vị trí mảnh đạn mắc kẹt ở rất sâu phía trong xương chũm, sát đường đi đoạn 3 của dây thần kinh số 7 chi phối các cơ vùng mặt. Vì vậy, quá trình xử lý để lấy viên đạn phải rất thận trọng.

Thời gian qua, bệnh viện 108 đã cấp cứu rất nhiều trường hợp tổn thương do súng tự chế, trong đó có cả các em nhỏ. bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự chế tạo súng, rất nguy hiểm.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sung-cuop-co-ban-xuyen-co-chang-trai-4179354.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY