Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Suy dinh dưỡng vì... ăn cơm quá sớm?

Con tôi được 10 tháng, đã chuyển sang ăn cơm nát. Tôi đã cố nấu cho cháu nhiều món, đủ chất nhưng không hiểu sao cháu vẫn không tăng cân tốt...

Bạn đọc Trần Thị Thu Tr. (27 tuổi, TP HCM) hỏi: Con gái tôi hiện được 10 tháng tuổi và khoảng hơn 1 tháng trước đã chuyển sang ăn cơm nát sau gần 2 tháng tập ăn cháo. Tôi cố nấu nhiều món, cháu thường hào hứng bắt đầu bữa ăn nhưng ăn không nhiều và không tăng cân tốt, nhất là khoảng thời gian từ khi ăn cơm. Có người bảo tại bé bú sữa mẹ quá nhiều nên ngán cơm, mà sau 6 tháng sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Tôi có nên bớt cho bé bú lại hay cai hẳn sữa?

Bạn đọc Phạm T. (29 tuổi, Long An) hỏi: Tôi có cảm giác sữa mẹ hơi ít nên dù con tôi đạt các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng vẫn thấy lo lo. Hiện bé 4 tháng tuổi, còn bú sữa mẹ hoàn toàn. Lúc nào thì tôi có thể tập cho bé ăn dặm và nên ăn gì? Đến tuổi nào bé có thể ăn cơm được? Lúc ăn cơm có nên cai sữa không vì tôi nghe nói nhiều bé tuổi ăn dặm vì bú sữa quá nhiều nên biếng ăn?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Trong từ 4-6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ lúc 4-6 tháng bằng các loại bột dinh dưỡng, song song với việc bú sữa mẹ.

Đến khoảng 7 tháng, các bé có thể bắt đầu tập ăn cháo. Giai đoạn này, cháo cần thật loãng, rau, thịt phải dùng máy xay xay thật nhuyễn.

Khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể dần ăn cháo đặc hơn và đến 12 tháng tuổi, giai đoạn mà đa phần các bé đã có ít răng để nhai thức ăn, có thể tập cho bé ăn cơm mềm, nát với phần thức ăn cũng được xử lý để mềm, miếng nhỏ vừa miệng.

Thời gian hợp lý để bắt đầu tập ăn cơm phụ thuộc vào bé mọc răng khi nào vì bé cần có răng mới nhai được cơm. Nếu bé mọc răng sớm, trước 12 tháng ít lâu đã nhiều răng thì ăn cơm sớm một chút cũng không sao, tuy nhiên, tập ăn cơm từ hồi 9 tháng là quá sớm. Có thể chính việc không đủ răng để nhai khiến bé khó khăn khi ăn, ăn kém đi, khó tiêu vì thức ăn không được nhai kỹ.

Nên lưu ý rằng tuyệt đối không bỏ sữa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. 2 bạn đều đang cho con bú sữa mẹ, điều đó càng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ, vì vậy không có gì phải lo lắng hay nghĩ đến chuyện cai sữa sớm nếu vẫn còn khả năng cho con bú.

Theo Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/suy-dinh-duong-vi-an-com-qua-som-20190304101313868.htm)
Từ khóa: ăn dặmăn cơm

Chủ đề liên quan:

ăn cơm ăn dặm dinh dưỡng

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY